Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:
- A. Có khả năng đẩy các vật khác
- B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
- C. Còn được gọi là vật mang điện tích
- D. Không có khả năng đẩy các vật khác
Câu 2:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách
- A. Cọ xát vật
- B. Nhúng vật vào nước đá
- C. Cho chạm vào nam châm
- D. Nung nóng vật
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
- A. Cùng loại
- B. Như nhau
- C. Khác loại
- D. Bằng nhau
Câu 4: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:
- A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
- B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
- C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
- D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
Câu 5: Dòng điện là:
- A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn.
- B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn.
- C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng.
Câu 6: Chọn câu phát biểu sai
- A. Trong kim loại tồn tại các ion dương
- B. Trong kim loại tồn tại các ion âm
- C. Trong kim loại có chứa các điện tử tự do
- D. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
Câu 7: Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?
- A. Sứ
- B. Nhựa
- C. Thủy tinh
- D. Cao su
Câu 8: Sơ đồ của mạch điện là gì?
- A. Là ảnh chụp mạch điện thật.
- B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
- C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
- D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
- B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
- C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
- D. Dựa trên các tác dụng khác
Câu 10: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng hóa học
- B. Tác dụng sinh lí
- C. Tác dụng từ
- D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:
- A. Tác dụng của dòng điện
- B. Mức độ của dòng điện
- C. Cường độ dòng điện
- D. Khả năng của dòng điện
Câu 12: Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2 V để đo hiệu điện thế giữa hai đầu cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?
- A. 314 mV
- B. 5,8 V
- C. 1,52 V
- D. 3,16 V
Câu 13: Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may so của bếp sẽ đứt?
- A. 4,5A
- B. 4,3A
- C. 3,8A
- D. 5,5A
Câu 14: Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn tăng thì cường độ dòng điện qua bóng
- A. không đổi
- B. giảm
- C. tăng
- D. lúc đầu giảm, sau tăng
Câu 15: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
- A. Dưới 220 V
- B. Trên 40 V
- C. Trên 100 V
- D. Trên 220 V
Câu 16: Để hình thành khái niệm mở đầu bằng phương pháp tượng tự, ở bài học các em đã thấy tác giả so sánh hiệu điện thế với sự chệnh lệch mức nước. Dựa vào đó hãy cho biết cực âm (-) của nguồn điện có thể so sánh với điều nào sau đây?
- A. Mức nước cao
- B. Máy bơm nước
- C. Dòng nước
- D. Mức nước thấp
Câu 17: Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?
- A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.
- B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.
- C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.
- D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch.
Câu 18: Chọn câu sai
- A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
- B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
- C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
- D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện
Câu 19: Chọn câu trả lời đúng. Trong cấu tạo nguên tử, hạt nhân và electron có điện tích:
- A. Cùng loại
- B. Như nhau
- C. Khác loại
- D. Bằng nhau
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Đưa tay hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau
- A. Chúng luôn hút nhau
- B. Chúng luôn đẩy nhau
- C. Chúng không hút và không đẩy nhau
- D. Có thể hút hoặc đẩy nhau tùy theo chúng nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu
Câu 21: Chọn câu trả lời đúng.Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
- A. Pin
- B. Ắc – qui
- C. Đi – na – mô xe đạp
- D. Quạt điện
Câu 22: Chọn câu trả lời đúng. Khi cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô
- A. Điện tích âm di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
- B. Điện tích âm di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
- C. Điện tích dương di chuyển từ thước nhựa sang mảnh vải
- D. Điện tích dương di chuyển từ mảnh vải sang thước nhựa
Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô sẽ có khả năng hút các vụn giấy nhỏ. Vậy khi đưa mảnh vải khô lại gần các mẩu giấy vụn, mảnh vải sẽ hút hay đẩy chúng?Tại sao?
- A. Đẩy, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- B. Hút, vì mảnh vải cũng bị nhiễm điện sau khi cọ xát
- C. Hút, vì các vụn giấy bị nhiễm điện
- D. Đẩy, vì vụn giấy bị nhiễm điện
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng.Các dụng cụ điện hoạt động được là do:
- A. Có dòng điện chạy qua nó
- B. Được mắc với nguồn điện
- C. A và B đều đúng
- D. A và B đều sai
Câu 25: Chọn câu sai.
- A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện
- B. Nguồn điện tạo ra dòng điện
- C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau
- D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh
Câu 26: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chất dẫn điện là chất……..dòng điện đi qua, chất cách điện là chất………….dòng điện đi qua
- A. Không cho, không cho
- B. Cho, không cho
- C. Cho, cho
- D. Không cho, cho
Câu 27: Chọn câu đúng:
Câu 28: Chọn câu trả lời đúng:Hiện nay, trong các thiết bị điện dùng trong gia đình, chất cách điện được dùng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
- A. Gỗ
- B. Sứ
- C. Nhựa
- D. Cao su
Câu 29: Chọn câu phát biểu sai
- A. Tác dụng nhiệt của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên
- B. Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua
- C. Dòng điện có tác dụng phát sáng
- D. Tác dụng phát sáng của dòng điện là làm cho vật dẫn điện nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng
Câu 30: Chọn câu trả lời đúng: Quan sát bếp điện khi hoạt động và cho biết có những tác dụng nào của dòng điện?
- A. Tác dụng từ
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng phát sáng
- D. Câu B và C đúng
Câu 31: Chọn câu trả lời đúng: Số chỉ của ampe kế:
- A. Cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện
- B. Là giá trị của cường độ dòng điện
- C. Cả hai câu A và B đều sai
- D. Cả hai câu A và B đều đúng
Câu 32: Chọn câu trả lời đúng: Đơn vị đo hiệu điện thế là:
- A. Jun
- B. Ampe
- C. Vôn
- D. Niu – tơn
Câu 33: Chọn câu sai
- A. 1A = 1000mA
- B. 1A = 103mA
- C. 1mA = 103A
- D. 1mA = 0,001 A
Câu 34: Con số 220V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
- A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220V.
- B. Đèn chỉ sáng khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220V.
- C. Bóng đèn đó có thể tạo ra được một hiệu điện thế là 220V.
- D. Để đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn phải là 220V.
Câu 35: Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
- A. Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
- B. Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
- C. Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng.
- D. Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.
Câu 36: Phát biểu nào dưới đây sai?
- A. Cơ thể người và động vật là những vật dẫn điện.
- B. Cơ thể người và động vật không cho dòng điện chạy qua.
- C. Sẽ không có dòng điện chạy qua cơ thể khi lỡ có chạm tay vào dây điện nếu chân ta đi dép nhựa, đứng trên bàn (cách điện với đất).
- D. Không nên đến gần đường dây điện cao thế.
Câu 37: Mạng điện có điện thế bao nhiêu thì có thể gây chết người?
- A. Dưới 220 V
- B. Trên 40 V
- C. Trên 100 V
- D. Trên 220 V
Câu 38: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác
- A. Có khả năng đẩy
- B. Có khả năng hút
- C. Vừa đẩy vừa hút
- D. Không đẩy và không hút
Câu 39: Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 40: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
- A. Vì người là vật dẫn.
- B. Vì người là chất bán dẫn.
- C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
- D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 1: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 14: Phản xạ âm Tiếng vang
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 7: Gương cầu lồi
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện Dòng điện trong kim loại