Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
- A. Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- B. Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
- C. Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 2: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?
- A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.
- B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện.
- C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
- D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
Câu 3: Chọn câu sai
- A. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
- B. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
- C. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
- D. Một vật trung hòa điện nếu nhận thêm một electron sẽ sinh ra một proton trong hạt nhân để trung hòa về điện
Câu 4: Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
- A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
- B. vật nhận thêm một số electron.
- C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
- D. vật nhận thêm một số điện tích dương
Câu 5: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?
- A. Một mảnh nilông đã được cọ xát.
- B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
- C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.
- D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.
Câu 6: Vì sao các lõi dây điện thường làm bằng đồng:
- A. Vì đồng dễ kéo sợi, dễ uốn và dễ dát mỏng
- B. Vì đồng dẫn điện tốt
- C. Vì đồng là vật liệu khá phổ biến giá không quá mắc so với vật liệu dẫn điện tốt khác
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Trong vật nào dưới đây không có các êlectron tự do?
- A. Một đoạn dây thép.
- B. Một đoạn dây đồng.
- C. Một đoạn dây nhựa.
- D. Một đoạn dây nhôm
Câu 8: Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi : ″Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện″, vì :
- A. Điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.
- B. Cực dương của nguồn tích điện dương.
- C. Hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.
- D. Trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Tác dụng hóa học của dòng điện trong thiết bị nào sau đây là có ích:
- A. Tivi
- B. Bể mạ đi
- C. Cầu chì
- D. Đầu DVD
Câu 10: Ta đã biết dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển rời có hướng. Vậy điện tích chuyển rời có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là: Suy đoán nào sau đây là có lí nhất?
- A. Các electron của nguyên tử đồng.
- B. Các nguyên tử đồng có thừa electron.
- C. Các nguyên tử đồng đã mất bớt các electron.
- D. Nguyên tử đồng trung hòa về điện.
Câu 11: Chọn câu sai
- A. 1V = 1000mV
- B. 1kV = 1000mV
- C. 1mV = 0,001V
- D. 1000V = 1kV
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng: Có nên sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức cho các thiết bị điện như máy vi tính, tivi, tủ lạnh? Giải thích vì sao?
- A. Có, vì sử dụng như vậy sẽ tiết kiệm điện.
- B. Có, vì sử dụng như vậy sẽ ăng tuổi thọ của thiết bị.
- C. Không, vì sử dụng như vậy sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị.
- D. Có hay không tùy từng thiết bị.
Câu 13: Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
- A. Vì người là vật dẫn.
- B. Vì người là chất bán dẫn.
- C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
- D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
Câu 14: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống: Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.
- A. có thể, bất kì nào
- B. có thể, tay, chân
- C. sẽ, trên đầu tóc
- D. không thể, nào đó
Câu 15: Làm cách nào để tránh các tác hại của dòng điện đối với cơ thể người?
- A. Không sử dụng điện.
- B. Sống cách xa nơi sản xuất ra điện.
- C. Thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- D. Chỉ sử dụng dòng điện có cường độ nhỏ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 13: Môi trường truyền âm
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 12: Độ to của âm
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 2: Âm học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 7 chương 3: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 7 bài 7: Gương cầu lồi