Trắc nghiệm vật lý 10 bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Với chiều (+) là chiều chuyển động, trong công thức s = 1/2at2 + v0t của chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng có thể có giá trị dương hay giá trị âm là?
- A. Gia tốc
- B. Quãng đường.
- C. Vận tốc
- D. Thời gian.
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
- A. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
- B. Vận tốc là hằng số ; gia tốc thay đổi.
- C. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 3: Một vật tăng tốc trong một khoảng thời gian nào đó dọc theo trục Ox. Vậy vận tốc và gia tốc của nó trong khoảng thời gian này có thể?
- A. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- B. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (-).
- C. Vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
- D. Vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị bằng 0.
Câu 4: Tốc độ vũ tụ cấp I (7,9 km/s) là vận tốc nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay vòng quanh trái đất. Coi gia tốc của tên lửa phóng tàu không đổi, để sau khi phóng 160s con tàu đạt được tốc độ như trên thì tên lửa vũ trụ phải có gia tốc bằng
- A. 10 m/s2
- B. 49,4 m/s2
- C. 55 m/s2
- D. 5 m/s2
Câu 5: Một chiếc bắt đầu tăng tốc từ nghỉ với gia tốc 2 m/s2. Quãng đường xe chạy được trong giây thứ hai là?
- A. 4 m.
- B. 3 m.
- C. 2 m.
- D. 1 m.
Câu 6: Khi ô tô chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc của xe bằng:
- A. - 0,5 m/s2
- B. 0,2 m/s2
- C. - 0,2 m/s2
- D. 0,5 m/s2
Câu 7: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là?
- A. 2,5 m.
- B. 2 m.
- C. 1,25 m.
- D. 1 m.
Câu 8: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0 = 0. Trong giây thứ nhất vật đi được quãng đường S1 = 10 m. Trong giây thứ 2 vật đi được quãng đường S2 bằng:
- A. 40 m.
- B. 10 m.
- C. 30 m.
- D. 50 m.
Câu 9: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là?
- A. 22,5 m.
- B. 50 m.
- C. 75 m.
- D. 100 m.
Câu 10: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh dốc dài 150m, sau 15 giây thì nó đến chân dốc. Sau đó nó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang được 75m thì dừng lại. CHọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh dốc đến khi dừng lại là:
- A. 22,5 s.
- B. 18,5 s.
- C 25,8 s.
- D. 24,6 s.
Câu 11: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10s. Độ tăng vận tốc trong khoảng thời gian này là?
- A. 10 m/s.
- B. 20 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 12: Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tổng quãng đường vật đã đi bằng:
- A. 240 m.
- B. 140 m.
- C. 120 m.
- D. 320 m.
Câu 13: Một chiếc xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng. Vận tốc khi nó qua A là 10 m/s, và khi đi qua B vận tốc chỉ còn 4 m/s. Vận tốc của xe khi nó đi qua I là trung điểm của đoạn AB là?
- A. 7 m/s.
- B. 5 m/s.
- C. 6 m/s.
- D. 7,6 m/s.
Câu 14: Một ô tô chuyển động trên đường thẳng, bắt đầu khởi hành nhanh dần đều với gia tốc a1 = 5 m/s2, sau đó chuyển động thẳng đều và cuối cùng chuyển động chậm dần đều với gia tốc a3 = - 5 m/s2, cho đến khi dừng lại. Thời gian ô tô chuyển động là 25 s. Tốc độ trung bình của ô to trên cả đoạn đường là 20 m/s. Trong giai đoạn chuyển động thẳng đều ô tô đạt vận tốc
- A. 20 m/s.
- B. 27 m/s.
- C. 25 m/s.
- D. 32 m/s.
Câu 15: Một chiếc xe đua được tăng tốc với gia tốc không đổi từ 10 m/s đến 30 m/s trên một đoạn đường thẳng dài 50 m. Thời gian xe chạy trong sự tăng tốc này là?
- A. 2 s.
- B. 2,5 s.
- C. 3 s.
- D. 5 s.
Câu 16: Một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 20 m/s2 và đi được quãng đường dài 100 m trong thời gian t (s). Gọi S1 là quãng đường vật đi được trong thời gian t/2 (s) đầu tiên và S2 là quãng đường vật đi được trong thời gian t/2 (s) còn lại. Tỉ số S1/S2 bằng
- A. 1/2
- B. 1/3
- C. 1/4
- D. 1/6
Câu 17: Một chiếc xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Xe chạy được một đoạn đường s mất khoảng thời gian là 10 s. Thời gian xe chạy được 1/4 đoạn đường đầu là?
- A. 2,5 s.
- B. 5 s.
- C. 7,5 s.
- D. 8 s.
Câu 18: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là?
- A. 1 s.
- B. 3 s.
- C. 5 s.
- D. 7 s.
Câu 19: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t-2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
- A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc
- B. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 2 s là 2 m/s.
- C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
- D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 20: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là?
- A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
- B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
- C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
- D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 21: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 - 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là?
- A. 26 m.
- B. 16 m.
- C. 34 m.
- D. 49 m.
Câu 22: Hình 3.3 diễn tả đồ thị vận tốc - thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Thời điểm lúc xe dừng lại là?
- A. 12,5 s.
- B. 15 s.
- C. 7,5 s.
- D. 10 s.
Câu 23: Hình 3.4 diễn tả đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?
- A. Trong 4 giây cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2.
- B. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2.
- C. Trong khoảng thời gian (2 - 5 s) xe đứng yên.
- D. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9s.
=> Kiến thức Giải bài 3 vật lí 10: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm không khí
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 25: Động năng
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 13: Lực ma sát
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 2: Chuyển động thẳng đều
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 28: Cấu tạo chất - Thuyết động học phân tử chất khí
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 24: Công và công suất
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 14: Lực hướng tâm
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 5: Chất khí (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P4)