Trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:
- A. Đứng yên.
- B. Chạy lùi về phía sau.
- C. Tiến về phía trước.
- D. Tiến về phía trước rồi sau đó lùi về phía sau.
Câu 2: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va li đặt trên giá để hàng hóa, nếu nói rằng:
1. Va li đứng yên so với thành toa.
2. Va li chuyển động so với đầu máy.
3. Va li chuyển động so với đường ray.
thì nhận xét nào ở trên là đúng?
- A. 1 và 2.
- B. 2 và 3.
- C. 1 và 3.
- D. 1, 2 và 3.
Câu 3: Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?
- A. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
- B. Khoảng cách đến ba sân bay lớn; t = 0 là lúc 0 giờ quốc tế.
- C. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là lúc máy bay cất cánh.
- D. Kinh độ, vĩ độ địa lí và độ cao của máy bay; t = 0 là 0 giờ quốc tế.
Câu 4: Một chiếc xe từ A đến B mất một khoảng thời gian t với tốc độ trung bình là 48 km/h. Trong 1/4 khoảng thời gian đầu nó chạy với tốc độ trung bình là v1 = 30 km/h. Trong khoảng thời gian còn lại nó chạy với tốc độ trung bình bằng
- A. 56 km/h.
- B. 50 km/h.
- C. 52 km/h.
- D. 54 km/h.
Câu 5: Hình dưới đây cho biết đồ thị tọa độ của một chiếc xe chuyền động trên đường thẳng. Vận tốc của xe là
- A. 10 km/h.
- B. 12,5 km/h.
- C. 7,5 km/h.
- D. 20 km/h.
Câu 6: Ba xe chuyển động trên cùng một đường thẳng. Đường biểu diễn tọa độ theo thời gian của ba xe I, II, III cho trên dưới đây:
Phương trình chuyển động của các xe là
- A. Xe I : x1 = vt ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
- B. Xe I : x1 = v(t + to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
- C. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt ; xe III : x3 = xo + vt.
- D. Xe I : x1 = v(t – to) ; xe II : x2 = vt – vo ; xe III : x3 = vt.
Câu 7: Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài L = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là
- A. 10 m/s.
- B. 8 m/s.
- C. 5 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 8: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc Otv (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?
- A. Hướng lên trên nếu v > 0.
- B. Hướng xuống dưới nếu v < 0.
- C. Song song với trục vận tốc Ov.
- D. Song song với trục thời gian Ot.
Câu 9: Từ hai địa điểm A và B cách nhau 180 km có hai xe khởi hành cùng một lúc, chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 = 36 km/h, xe từ B có vận tôc v2 = 54 km/h. Chọn địa điểm A làm gốc tọa độ, chọn gốc thời gian lúc hai xe khởi hành, chiều từ A đến B là chiều dương. Thời điểm hai xe tới gặp nhau và tọa độ của địa điểm hai xe gặp nhau là:
- A. t = 10 h ; x = 360 km.
- B. t = 1,8 h ; x = 64,8 km.
- C. t = 2 h ; x = 72 km.
- D. t = 36 s ; x = 360 m.
Câu 10: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
- A. 1 s.
- B. 3 s.
- C. 5 s.
- D. 7 s.
Câu 11: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
- A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
- B. Đoàn tàu đang qua cầu.
- C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
- D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 12: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t - 2) + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
- A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s và luôn ngược hướng với vận tốc
- B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m.
- C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
- D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 13: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là
- A. 1,5 m/s và 27 m/s.
- B. 1,5 m/s và 25 m/s.
- C. 0,5 m/s và 25 m/s.
- D. 0,5 m/s và 27 m/s.
Câu 14: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Lấy g = 9,8 m/s Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s) thì thời gian rơi sẽ là
- A. 12 s.
- B. 8 s.
- C. 9 s.
- D. 15,5 s.
Câu 15: Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì
- A. khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
- B. khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
- C. khoảng cách giữa hai bi không đổi.
- D. ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 14: Lực hướng tâm
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 27: Cơ năng
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 22: Ngẫu lực
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang