Trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật được ném ngang.
- C. Vật đang rơi tự do.
- D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là
- A. N.m/s.
- B. W.
- C. J.s.
- D. HP.
Câu 3: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s).
- A. 60 kg.m/s.
- B. 61,5 kg.m/s.
- C. 57,5 kg.m/s.
- D. 58,8 kg.m/s.
Câu 4: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động vói vận tốc 30 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
- A. 12 N.s.
- B. 13 N.s.
- C. 15 N.s.
- D. 16 N.s.
Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s)
- A. 60 J.
- B. 1,5 J.
- C. 210 J.
- D. 2,1 J.
Câu 6: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc
- A. 2 m/s.
- B. 1 m/s.
- C. 3 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 7: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h. Công suất trung bình của động cơ là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km là
- A. 1,8.10 J.
- B. 15.10 J.
- C. 1,5.10 J.
- D. 18.10 J.
Câu 8: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
- A. động năng tăng, thế năng tăng.
- B. động năng tăng, thế năng giảm.
- C. động năng không đổi, thế năng giảm.
- D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 9: Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao 80 cm trong 4,0 s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng
- A. 0,080 W.
- B. 2,0 W.
- C. 0,80 W.
- D. 200 W.
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 3 kg được kéo lên trên mặt phẳng nghiêng một góc 30° so với phương ngang bởi một lực không đổi F = 70 N dọc theo mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát là 0,05, lấy g = 10 m/s. Tổng công của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật di chuyển được một quãng đường s = 2m bằng
- A. 32,6 J.
- B. 110,0 J.
- C. 137,4 J.
- D. 107,4 J.
Câu 11: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là
- A. 1,5 m.
- B. 1,2 m.
- C. 2,4 m.
- D. 1,0 m.
Câu 12: Tìm câu sai.
- A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật.
- B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
- C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
- D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất kì.
Câu 13: Một chiếc xe khối lượng m có một động cơ có công suất P. Thời gian ngắn nhất để xe tăng tốc từ đứng yên đến vận tốc v bằng
- A. mv/P.
- B. P /mv.
- C. (mv)/(2P).
- D. (mP)/ (mv).
Câu 14: Một viên đạn khối lượng m= 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào một tấm ván mỏng dày 5 cm theo phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên đạn bằng
- A. 900 N.
- B. 200 N.
- C. 650 N.
- D. 400 N.
Câu 15: Tìm phát biểu sai.
- A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó.
- B. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng.
- C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
- D. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất.
Câu 16: Một vật yên nằm yên có thể có
- A. động năng.
- B. thế năng.
- C. động lượng.
- D. vận tốc.
Câu 17: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 10 kg nước trong mỗi giây. Lấy g = 10 m/s$^{2}$, công suất thực hiện bởi thác nước bằng
- A. 2 MW.
- B. 3MW.
- C. 4 MW.
- D. 5 MW.
Câu 18: Một vật ném được thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên với độ cao 7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm đất và sức cản môi trường. Lấy g = 10 m/s. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng
- A. 2 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 5 m/s.
- D. 5 m/s.
Câu 19: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực do tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng
- A. 1750 N.
- B. 17,5 N.
- C. 175 N.
- D. 1,75 N.
Câu 20: Lực nào sau đây không phải lực thế?
- A. Lực ma sát.
- B. Trọng lực.
- C. Lực đàn hồi.
- D. Lực hấp dẫn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 6: Tính tương đối của chuyển động - công thức cộng vận tốc
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 14: Lực hướng tâm
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 29: Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi-lơ - Ma-ri -ốt
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P2)