Trắc nghiệm vật lý 10 bài 13: Lực ma sát
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 13: Lực ma sát. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
- A. Không đổi.
- B. Giảm xuống.
- C. Tăng tỉ lệ với tôc độ của vật.
- D. Tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.
Câu 2: Chiều của lực ma sát nghỉ
- A. Ngược chiều với vận tốc của vật.
- B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
- C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
- D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 3: Lực ma sát trượt
- A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
- B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
- C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
- D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc
Câu 4: Chọn câu sai
- A. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt trên vật khác.
- B. Hướng của ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động.
- C. Hệ số ma sát lăn luôn băng hệ số ma sát trượt.
- D. Viên gạch nằm yên trên mặt phẳng nghiêng khi có tác dụng của lực ma sát nghỉ.
Câu 5: Một vật có trọng lượng N trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ. Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là?
- A. .
- B. .
- C. .
- D. .
Câu 6: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là?
- A. Lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.
- B. Lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.
- C. Lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.
- D. Lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.
Câu 7: Một vật chuyển động chậm dần
- A. Là do lực ma sát tác dụng vào vật.
- B. Có gia tốc âm.
- C. Có lực kéo nhỏ hơn lực cản tác dụng vào vật.
- D. Là do quán tính.
Câu 8: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là?
- A. 0,075.
- B. 0,06.
- C. 0,02.
- D. 0,08.
Câu 9: Người ta đẩy vật nặng 35 kg chuyển động theo phương nằm ngang bằng một lực có độ lớn 210 N. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,4. Lấy g = 10 . Gia tốc của vật là
- A. 2 .
- B. 2,4 .
- C. 1 .
- D. 1,6 .
Câu 10: Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?
- A. 1000 N.
- B. 10000 N.
- C. 100 N.
- D. 10 N.
Câu 11: Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là = 0,01. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là
- A. 180 s.
- B. 90 s.
- C. 100 s.
- D. 150 s.
Câu 12: Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là?
- A. 4000 N.
- B. 3200 N.
- C. 2500 N.
- D. 5000 N.
Câu 13: Người ta dùng một lực F nằm ngang để ép một vật khối lượng 0,5 kg vào tường thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và tường là = 0,08. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Để giữ vật không bị rơi F có giá trị tối thiểu bằng
- A. 62,5 N.
- B. 40 N.
- C. 75,8 N.
- D. 86,5 N.
Câu 14: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe là 0,01. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 thì động cơ phải tạo ra lực kéo là?
- A. 250 N.
- B. 450 N.
- C. 500 N.
- D. 400 N.
Câu 15: Một vật khối lượng m =3 kg được kéo trượt trên mặt sàn nằm ngang bởi lực hợp với phương ngang góc 30$^{o}$. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là $\mu$ = 0,05. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Sau khi chuyển động 5 s từ trạng thái đứng yên vật đi được quãng đường 100 m. Độ lớn của F bằng
- A. 32,5 N.
- B. 25,7 N.
- C. 14,4 N.
- D. 28,6 N.
Câu 16: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là?
- A. 198 N.
- B. 45,5 N.
- C. 99 N.
- D. 316 N.
Câu 17: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là?
- A. 24 m/s.
- B. 4 m/s.
- C. 3,4 m/s.
- D. 3 m/s.
Câu 18: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là?
- A. 1 m.
- B. 4 m.
- C. 2 m.
- D. 3 m.
Câu 19: Một khúc gỗ khối lượng 2 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực F hướng chếch lên và hợ với phương nằm ngang một góc α=30o. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,0 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị của F là?
- A. 4,24 N.
- B. 4,85 N.
- C. 6,21 N.
- D. 5,12 N.
Câu 20: Một vật đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 15 m/s thì trượt lên một cái dốc dài 100 m cao 10 m. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μ = 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường dốc vật đi được đến khi dừng hẳn và tốc độ của vật khi nó trở lại chân dốc lần lượt là?
- A. 100 m và 8,6 m/s.
- B. 75 m và 4,3 m/s.
- C. 100 m và 4,3 m/s.
- D. 75 m và 8,6 m/s.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 26: Thế năng Vật lý lớp 10
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 22: Ngẫu lực
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 5: Chuyển động tròn đều
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P1)