Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động lực học chất điểm (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi:

  • A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
  • B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số khác 0
  • C. Vật chuyển động với gia tốc không đổi
  • D. Vật đứng yên

Câu 2: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy và $\vec{F_{2}}$ thì vectơ gia tốc của chất điểm

  • A. cùng phương, cùng chiều vs lực
  • B. cùng phương, cùng chiều với lực
  • C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa và $\vec{F_{2}}$
  • D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và $\vec{F_{2}}$

Câu 3: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

  • A. 7 N.
  • B. 13 N.
  • C. 20 N.
  • D. 22 N.

Câu 4: Một lực có độ lớn 12 N được phân tích thành hai lực và $\vec{F_{2}}$. Biết các lực tạo với nhau một góc là: (, $\vec{F_{2}}$ )= 150° và F2 có giá trị lớn nhất. Độ lớn của các lực và $\vec{F_{2}}$ lần lượt là

  • A. 8N và 24N
  • B. 8N và 4N
  • C. 4N và 8N
  • D. 4N và 24N

Câu 5: Một vật được giữ như trên hình. Vật nặng 5 kg và lực do thanh tác dụng lên vật là 25 N. Xác định góc α, biết g = 10 m/s.

  • A. 60°
  • B. 30°
  • C. 45°
  • D. 15°

Câu 6: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
  • B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
  • C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
  • D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 7: Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì tắt máy, hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết độ lớn lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại.

  • A. 18,75 m.
  • B. 486 m.
  • C. 0,486 m.
  • D. 37,5 m.

Câu 8: Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 30 m. Vật này rơi chạm đất sau 3s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10 m/s. Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng

  • A. 23,35 N.
  • B. 20 N.
  • C. 73,34 N.
  • D. 62,5 N.

Câu 9: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là

  • A. 0,5 s.
  • B. 4 s.
  • C. 1,0 s.
  • D. 2 s.

Câu 10: Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật A có khối lượng m1 = 200g, vật B có khối lượng m2 = 120g nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ, không dãn. Biết hệ số ma sát trượt giữa hai vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,4. Tác dụng vào A một lực kéo F = 1,5N theo phương ngang. Lấy g = 10 m/s. Tính độ lớn lực căng dây nối giữa A và B.

  • A. 0,675 N.
  • B. 4,6875 N.
  • C. 0,5625 N.
  • D. 1,875 N.

Câu 11: Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một là xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén là xo (Hình vẽ). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Khối lượng m2 là (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).

  • A. 300 g.
  • B. 400 g
  • C. 150 g.
  • D. 600 g.

Câu 12: Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là

  • A. 2F.
  • B. 16F.
  • C. 8F.
  • D. 4F.

Câu 13: Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi

  • A. vật được nâng lên thẳng đều.
  • B. vật được đưa xuống thẳng đều.
  • C. vật được nâng lên nhanh dần.
  • D. vật được đưa xuống nhanh dần.

Câu 14: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

  • A. 0,075.
  • B. 0,06.
  • C. 0,02.
  • D. 0,08.

Câu 15: Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xét vật M nằm trên đường thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng mà ở đó có lực hấp dẫn của Trái Đất và của Mặt Trăng cân bằng nhau. So với bán kính Trái Đất, khoảng cách từ M đến tâm Trái Đất gấp

  • A. 56,5 lần.
  • B. 54 lần.
  • C. 48 lần.
  • D. 32 lần.

Câu 16: Một vật có khối lượng 1500 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 4,5 N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 giây rồi thôi tác dụng. Quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại là

  • A. 1 m.
  • B. 4 m.
  • C. 2 m.
  • D. 3 m.

Câu 17: Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s. Độ cứng của lò xo này là

  • A. 200 N/m.
  • B. 150 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 50 N/m.

Câu 18: Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s. Chiều dài của lò xo lúc này là

  • A. 22 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 18 cm.
  • D. 15 cm.

Câu 19: Một cơ hệ gồm bốn thanh nhẹ nối với nhau bằng các khớp, một lò xo nhẹ tạo thành hình vuông. Ban đầu lò xo dài tự nhiên 10cmF. Khi treo vật 500g thì góc nhọn giữa hai thanh (khớp không gắn lò xo) là α = 60°. Lấy g = 10m/s.Tính độ cứng k của lò xo.

  • A. 68,3N/m.
  • B. 75N/m.
  • C. 98,6N/m.
  • D. 120,7N/m.

Câu 20: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 m/s. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là

  • A. 33 cm và 50 N/m.
  • B. 33 cm và 40 N/m.
  • C. 30 cm và 50 N/m.
  • D. 30 cm và 40 N/m.

Câu 20: Một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m và có chiều dài tự nhiên l40 cm. Giữ đầu trên của lò xo cố định và buộc vào đầu dưới của lò xo một vật nặng khối lượng 500 g, sau đó lại buộc thêm vào điểm chính giữa của lò xo đã bị dãn một vật thứ hai khối lượng 500 g. Lấy g = 10 m/s. Chiều dài của lò xo khi đó là

  • A. 46 cm.
  • B. 45,5 cm.
  • C. 47,5 cm.
  • D. 48 cm.
Xem đáp án
  • 30 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021