Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P5)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia của nó một lực 1,2 N thì nó có chiều dài 15 cm, lực kéo là 3,6 N thì nó có chiều dài là 19 cm. Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này lần lượt là?

  • A. 60 N/ m và 13 cm.
  • B. 0,6 N/m và 19 cm.
  • C. 20 N/m và 19 cm.
  • D. 20 N/m và 13 cm.

Câu 2: Trong các vật dưới đây vật có thể chuyển động thẳng đều là?

  • A. Quả táo chín rơi từ cành cây cao xuống đất.
  • B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang.
  • C. Pít-tông chạy đi, chạy lại trong xilang.
  • D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao.

Câu 3: Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu là 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,1. Quãng đường bóng đi được trên mặt băng cho đến khi dừng lại là?

  • A. 64 m.
  • B. 32 m.
  • C. 80 m.
  • D. 40 m.

Câu 4: Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là?

  • A. 20 km/h.
  • B. 30 km/h.
  • C. 60 km/h.
  • D. 40 km/h.

Câu 5: Một chiếc xe đang chạy với tốc độ 36 km/h thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau 5s. Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là?

  • A. 2,5 m.
  • B. 2 m.
  • C. 1,25 m.
  • D. 1 m.

Câu 6: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

  • A. 7 N.
  • B. 13 N.
  • C. 20 N.
  • D. 22 N.

Câu 7: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là?

  • A. 90o.
  • B. 30o.
  • C. 45o.
  • D. 60o.

Câu 8: Một đầu mát tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng 5 tấn, chuyển động với gia tốc 0,3 m/s2. Biết lực kéo của động cơ song song với mặt đường và hệ số ma sát giữa tao xe và mặt đường là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Lực kéo của đầu máy tạo ra là?

  • A. 4000 N.
  • B. 3200 N.
  • C. 2500 N.
  • D. 5000 N.

Câu 9: Người ta dùng một lực F nằm ngang để ép một vật khối lượng 0,5 kg vào tường thẳng đứng. Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và tường là μn = 0,08. Lấy g = 10 m/s2. Để giữ vật không bị rơi F có giá trị tối thiểu bằng

  • A. 62,5 N.
  • B. 40 N.
  • C. 75,8 N.
  • D. 86,5 N.

Câu 10: Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 m/s2) bằng

  • A. 9,8 m.
  • B. 19,6 m.
  • C. 29,4 m.
  • D. 57,1 m.

Câu 11: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
  • C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
  • D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 12: Dây được căng ngang giữa hai điểm A và B cách nhau 12 m. Vật nặng có khối lượng m = 5 kg treo vào điểm giữa O của sợi dây làm dây võng xuống 20 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực căng của mỗi sợi dây bằng

  • A. 480 N.
  • B. 240 N.
  • C. 500N.
  • D. 750 N

Câu 13: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60N , được buộc ở đầu gậy cách vai 25 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)

  • A. 100 N và 150 N.
  • B. 120 N và 180 N.
  • C. 150 N và 180 N.
  • D. 100 N và 160 N.

Câu 14: Một vật nhỏ được treo vào đầu dưới của một sợi dây mảnh, không dãn có chiều dài 2 m. Giữ cố định đầu trên của sợi dây, ban đầu kéo cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60o rồi truyền cho vật vận tốc bằng 2 m/s hướng về vị trí cân bằng. Bỏ qua sức cản môi trường, lấy g = 10 m/s2. Độ lớn vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng là?

  • A. 3√2 m/s.
  • B. 3√3 m/s.
  • C. 2√6 m/s.
  • D. 2√5 m/s.

Câu 15: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là?

  • A. 2 m/s2.
  • B. 0,002 m/s2.
  • C. 0,5 m/s2.
  • D. 500 m/s2.

Câu 16: Một ô tô chạy với vận tốc 60 km/h thì người lái xe hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 50 m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với vận tốc 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Biết lực hãm phanh trong hai trường hợp bằng nhau.

  • A. 100 m.
  • B. 70,7 m.
  • C. 141 m.
  • D. 200 m.

Câu 17: Tại thời điểm ban đầu, một chất điểm qua vị trí cách gốc tọa độ 20 m về phía âm của trục tọa độ và đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 4 m/s về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là?

  • A. x = 20 + 4t.
  • B. x = 20 - 4t.
  • C. x = -20 + 4t.
  • D. x = -20 - 4t.

Câu 18: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 8 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 64 m. Gia tốc của ô tô là?

  • A. – 0,5 m/s2.
  • B. 0,2 m/s2.
  • C. – 0,2 m/s2.
  • D. 0,5 m/s2.

Câu 19: Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc cảu Trái Đất đối với trục quay của nó là?

  • A. 7,27.10-4 rad/s.
  • B. 7,27.10-5 rad/s.
  • C. 6,20.10-6 rad/s.
  • D. 5,42.10-5 rad/s.

Câu 20: Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?

  • A. Vật có dạng hình học đối xứng.
  • B. Vật có dạng là một khối cầu.
  • C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.
  • D. Vật đồng tính.

Câu 21: Hùng va Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):

  • A. 0,38 m/s2
  • B. 0,038 m/s2
  • C. 3,8 m/s2
  • D. 4,6 m/s2

Câu 22: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?

  • A. Định luật I Niu-tơn.
  • B. Định luật II Niu-tơn.
  • C. Định luật III Niu-tơn.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 23: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 36 km/h đến v2 = 54 km/h trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường xe chạy trong thời gian tăng tốc này là?

  • A. 22,5 m.
  • B. 50 m.
  • C. 75 m.
  • D. 100 m.

Câu 24: Một quả cầu bắt đầu lăn từ đỉnh dốc dài 150m, sau 15 giây thì nó đến chân dốc. Sau đó nó tiếp tục chuyển động trên mặt ngang được 75m thì dừng lại. CHọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu. Thời gian chuyển động của quả cầu từ đỉnh dốc đến khi dừng lại là:

  • A. 22,5 s.
  • B. 18,5 s.
  • C 25,8 s.
  • D. 24,6 s.

Câu 25: Một vật có khối lượng 100 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 100 m, vật đạt vận tốc 36 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 10 m/s2. Lực phát động tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động của vật có đọ lớn là?

  • A. 198 N.
  • B. 45,5 N.
  • C. 99 N.
  • D. 316 N.

Câu 26: Một ô tô có khối lượng 1,2 tấn bắt đầu khởi hành từ trạng thái đứng yên nhờ lực kéo của động cơ 600 N. Biết hệ số ma sát của xe là 0,02. Lấy g = 10 m/s2. Biết lực kéo song song với mặt đường. Sau 10 s kể từ lúc khởi hành, tốc độ chuyển động của ô tô là?

  • A. 24 m/s.
  • B. 4 m/s.
  • C. 3,4 m/s.
  • D. 3 m/s.

Câu 27: Chuyển động của vật nào sau đây có thể được xem là chuyển động rơi tự do?

  • A. Một hòn đá được thả từ trên đỉnh tòa tháp cao xuống.
  • B. Một máy bay đang hạ cánh.
  • C. Một chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.
  • D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn cầu nhảy xuống nước.

Câu 28: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Nếu không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đó phải đứng yên.
  • B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
  • C. Một vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
  • D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 29: Chiều của lực ma sát nghỉ

  • A. Ngược chiều với vận tốc của vật.
  • B. Ngược chiều với gia tốc của vật.
  • C. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc.
  • D. Vuông góc với mặt tiếp xúc.

Câu 30: Lúc 8 giờ sáng nay một ô tô đang chạy trên Quốc lộ 1 cách Hà Nội 20 km. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố nào?

  • A. Mốc thời gian.
  • B. Vật làm mốc.
  • C. Chiều dương trên đường đi.
  • D. Thước đo và đồng hồ.

Câu 31: Lực ma sát trượt

  • A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.
  • B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực
  • C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.
  • D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Câu 32: Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là

  • A. cân bằng không bền.
  • B. cân bằng bền.
  • C. cân bằng phiếm định.
  • D. không thể cân bằng.

Câu 33: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?

  • A. 28 N.
  • B. 20 N.
  • C. 4 N.
  • D. 26,4 N.

Câu 34: Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t có độ lớn là

  • A. p = mg.sinα.t.
  • B. p = mgt.
  • C. p = mg.cosα.t.
  • D. p = g.sinα.t.

Câu 35: Trong chuyển động bằng phản lực, cả khối lượng và vận tốc của tên lửa đều thay đổi. Nếu khối lượng của tên lửa giảm một nửa, còn vận tốc của nó tăng lên gấp đôi thì động năng của tên lửa

  • A. tăng gấp đôi.
  • B. tăng gấp bốn.
  • C. không đổi.
  • D. giảm một nửa

Câu 37: Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là?

  • A. 2.
  • B. 0,5.
  • C. 4.
  • D. 0,25.

Câu 38: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là?

  • A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
  • B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
  • C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
  • D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.

Câu 39: Hãy chỉ ra câu không đúng:

  • A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
  • B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
  • C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
  • D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xilanh là chuyển động thẳng đều.

Câu 40: Câu nào sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

  • A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
  • B. Vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
  • C. Quãng đường đi được là hàm số bậc hai của thời gian.
  • D. Gia tốc là đại lượng không đổi.
Xem đáp án
  • 494 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021