Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
  • B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
  • C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
  • D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 2: Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?

  • A. ΔU = A với A > 0
  • B. ΔU = Q với Q > 0
  • C. ΔU = A với A < 0
  • D. ΔU = Q với Q < 0

Câu 3: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2. Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5. Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:

  • A. 2. Pa, 8 lít.
  • B. 4. Pa, 12 lít
  • C. 4. Pa, 9 lít.
  • D. 2. Pa, 12 lít.

Câu 4: Trường hợp làm biến đổi nọi năng không do thực hiện công là?

  • A. Đun nóng nước bằng bếp.
  • B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
  • C. Nén khí trong xilanh.
  • D. Cọ xát hai vật vào nhau.

Câu 5: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

  • A. Chiếc cốc thuỷ tinh.
  • B. Hạt muối ăn.
  • C. Viên kim cương.
  • D. Miếng thạch anh.

Câu 6: Một xe tải chạy đều trên đường ngang với tốc độ 54 km/h. Khi đến quãng đường dốc, lực cản tác dụng lên xe tăng gấp ba nhưng công suất của động cơ chỉ tăng lên được hai lần. Tốc độ chuyển động đều cảu xe trên đường dốc là

  • A. 10 m/s.
  • B. 36 m/s.
  • C. 18 m/s.
  • D. 15 m/s.

Câu 7: Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (6 atm, 4l, 270K) sang trạng thái 2 (p, 3l, 270K). Giá trị của p là:

  • A. 8 atm.
  • B. 2 atm.
  • C. 4,5 atm.
  • D. 5 atm.

Câu 8: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt cấu tạo nên hệ.
  • B. Nhiệt lượng truyền cho hệ chỉ làm tăng động năng của chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ.
  • C. Công tác động lên hệ có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa chúng.
  • D. Nói chung, nội năng là hàm của nhiệt độ và thể tích, nên trong mọi trường hợp nếu thể tích của hệ đã thay đổi thì nội năng của hệ phải thay đổi.

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng?

  • A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí.
  • B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nỗi trên mặt nước.
  • C. Nước chảy từ trong vòi ra ngoài.
  • D. Giọt nước động trên lá sen.

Câu 10: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi

  • A. chuyển động thẳng đều.
  • B. chuyển động tròn đều.
  • C. chuyển động cong đều.
  • D. chuyển động biến đổi đều.

Câu 11: Một ống thủy tinh tiết diện đều S, một đầu kín một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi đặt ống thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm, áp suất khí quyển bằng po = 76 cmHg. Khi đặt ống thủy tinh nghiêng một góc α = 30° đối với phương thẳng đứng, đầu hở ở trên thì chiều cao của cột không khí trong ống bằng:

  • A. 14cm
  • B. 15cm
  • C. 20cm
  • D. 22cm

Câu 12: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong biểu thức ΔU = Q + A phải có giá trị nòa sau đây ?

  • A. Q < 0, A > 0
  • B. Q > 0, A < 0
  • C. Q > 0, A > 0
  • D. Q < 0, A < 0

Câu 13: Chiều của lực căng bề mặt chất lỏng có tác dụng :

  • A. Làm tăng diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn ổn định.
  • D. Giữ cho mặt thoáng của chất lỏng luôn nằm ngang.

Câu 14: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là

  • A. 40 s.
  • B. 20 s.
  • C. 30 s.
  • D. 10 s.

Câu 15: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng

  • A. động năng đạt giá trị cực đại.
  • B. thế năng đạt giá trị cực đại.
  • C. cơ năng bằng không.
  • D. thế năng bằng động năng.

Câu 16: Một bọt khí có thể tích 1,5 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Hỏi khi bọt khí này nổi lên mặt nước sẽ có thể tích là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103 kg/$m^{3}$, áp suất khí quyển là po = 105 Pa và g = 10 m/.

  • A. 15
  • B. 15,5
  • C. 16
  • D. 16,5

Câu 17: Một viên đạn đại bác có khối lượng 10 kg khi rơi tới đích có vận tốc 54 km/h. Nếu toàn bộ động năng của nó biến thành nội năng thì nhiệt lượng tỏa ra lúc va chạm vào khoảng

  • A. 1125 J.
  • B. 14580 J.
  • C. 2250 J.
  • D. 7290 J.

Câu 18: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là

  • A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
  • C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Câu 19: Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:

  • A. Nước đông đặc thành đá
  • B. tất cả các chất khí hóa lỏng
  • C. tất cả các chất khí hóa rắn
  • D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại

Câu 20: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105kg được đun nóng tới 142°C vào một cốc đựng nước ở 20°C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 42°C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.

  • A. 0,1kg
  • B. 0,2kg
  • C. 0,3kg
  • D. 0,4kg

Câu 21: Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Không khí càng ẩm khi nhiệt độ càng thấp.
  • B. Không khí càng ẩm khi lượng hơi nước trong không khí càng nhiều.
  • C. Không khí càng ẩm khi hơi nước chứa trong không khí càng gần trạng thái bão hoà.
  • D. Cả 3 kết luận trên

Câu 22: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

  • A. lực vuông góc với gia tốc của vật.
  • B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
  • C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
  • D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Câu 23: Ở 7°C áp suất của một khối khí bằng 0,897 atm. Khi áp suất khối khí này tăng đến 1,75 atm thì nhiệt độ của khối khí này bằng bao nhiêu, coi thể tích khí không đổi:

  • A. 273°C
  • B. 273°K
  • C. 280°C
  • D. 280°K

Câu 24: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 4 kg nước ở nhiệt độ 20°C. Người ta thả vào bình một miếng sắt có khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 500°C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/kg.K; của nước là 4,18. J/kg.K; của sắt là 0,46. J/kg.K. Nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là:

  • A. 42,9°C.
  • B. 22,6°C.
  • C. 32,9°C.
  • D. 39,9°C.

Câu 25: Hiện tượng mao dẫn:

  • A. Chỉ xảy ra khi ống mao đặt vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. Chỉ xảy ra khi chất làm ống mao dẫn không bị nước dính ướt.
  • C. Là hiện tượng chất lỏng trong những ống có tiết diện nhỏ được dâng lên hay hạ xuống so với mức chất lỏng bên ngoài ống.
  • D. Chỉ xảy ra khi ống dẫn là ống thẳng.

Câu 26: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là

  • A. 588 kJ.
  • B. 392 kJ.
  • C. 980 kJ.
  • D. 598 kJ.

Câu 27: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27°C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ tăng đến 60°C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần:

  • A. 2,78
  • B. 3,2
  • C. 2,24
  • D. 2,85

Câu 28: Chất khí trong xy lanh nhận nhiệt hay tỏa nhiệt một lượng là bao nhiêu nếu như thực hiện công 170J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 170J ?

  • A. Khối khí nhận nhiệt 340J
  • B. Khối khí nhận nhiệt 170J.
  • C. Khối khí tỏa nhiệt 340J
  • D. Khối khí không trao đổi nhiệt với môi trường.

Câu 29: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

  • A. Cọ xát vật lên mặt bàn.
  • B. Đốt nóng vật.
  • C. Làm lạnh vật.
  • D. Đưa vật lên cao.

Câu 30: Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô nặng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/mol

  • A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
  • B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
  • C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
  • D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.

Câu 31: Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng một tốc độ nhưng theo hai phương khác nhau. Tìm câu sai

  • A. Hai vật có cùng động năng nhưng có động lượng khác nhau.
  • B. Động lượng của hệ hai vật gấp đôi động lượng của mỗi vật.
  • C. Độ lớn động lượng hai vật bằng nhau vì chúng có cùng khối lượng và vận tốc.
  • D. Động năng của hệ hai vật gấp đôi động năng của mỗi vật.

Câu 32: Hai bình cầu cùng dung tích chứa cùng một chất khí nối với nhau bằng một ống nằm ngang. Một giọt thủy ngân nằm đúng giữa ống ngang. Nhiệt độ trong các bình tương ứng là T1 và T2. Tăng gấp đôi nhiệt độ tuyệt đối của khí trong mỗi bình thì giọt Hg sẽ chuyển động như thế nào:

  • A. nằm yên không chuyển động
  • B. chuyển động sang phải
  • C. chuyển động sang trái
  • D. chưa đủ dữ kiện để nhận xét

Câu 33: Một lượng không khí nóng được chứa trong một xilanh cách nhiệt đặt nằm ngang có pit-tông có thể dịch chuyển được. Không khí nóng dãn nở đẩy pit-tông dịch chuyển. Nếu không khí nóng thực hiện một công có độ lớn là 2000 J thì nội năng của nó biến đổi một lượng bằng

  • A. 2000 J.
  • B. – 2000 J.
  • C. 1000 J.
  • D. – 1000 J.

Câu 34: Để xác định suất căng mặt ngoài của rượu người ta làm như sau: Cho rượu vào trong bình, chảy ra ngoài theo ống nhỏ giọt thẳng đứng có đường kính d = 2 mm. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia ∆t = 2 giây. Sau thời gian t = 780 giây thì có m = 10 g rượu chảy ra. Tính suất căng mặt ngoài của rượu. Lấy g = 10 m/.

  • A. 45,5. N/m.
  • B. 49,3. N/m.
  • C. 40,8. N/m.
  • D. 30,4. N/m.

Câu 35: Một vật có khối lượng 2 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó Wt1 = 500 J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt2 = - 900 J. Lấy g = 10 m/. So với mặt đất vật đã rơi từ độ cao

  • A. 50 m.
  • B. 60 m.
  • C. 70 m.
  • D. 40 m.

Câu 36: Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng?

  • A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng.
  • B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
  • C. Chuyển động hoàn toàn tự do.
  • D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 37: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát

  • A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
  • B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
  • C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
  • D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.

Câu 38: Hai phòng kín có thể tích bằng nhau thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không khí trong hai phòng khác nhau thì số phân tử trong mỗi phòng so với nhau là:

  • A. Bằng nhau
  • B. Ở phòng nóng nhiều hơn
  • C. Ở phòng lạnh nhiều hơn
  • D. Tùy kích thước của cửa

Câu 39: Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là SAI?

  • A. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
  • B. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
  • D. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.

Câu 40: Trong chuyển động bằng phản lực, cả khối lượng và vận tốc của tên lửa đều thay đổi. Nếu khối lượng của tên lửa giảm một nửa, còn vận tốc của nó tăng lên gấp đôi thì động năng của tên lửa

  • A. tăng gấp đôi.
  • B. tăng gấp bốn.
  • C. không đổi.
  • D. giảm một nửa
Xem đáp án
  • 41 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021