Trắc nghiệm vật lý 10 bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của cá lực khi?
- A. Các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. Các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
- C. Các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. Tổng các lực tác dụng phải bằng 0.
Câu 2: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi?
- A. Các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm.
- B. Các lực tác dụng từng đôi một trực đối.
- C. Các lực tác dụng phải đồng quy.
- D. Tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.
Câu 3: Một vật rắn chịu tách dụng đồng thời ba lực F1, F2, F3 như hình 21.1. G là vị trí trọng tâm của vật. Câu nào sau đây là đúng cho tình huống này?
- A. Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
- B. Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
- C. Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
- D. Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.
Câu 4: Một vật rắn có trục quay cố định, nó chịu tác dụng lực F . Tình huống nào sau đây, vật sẽ không thực hiện chuyển động quay?
- A. Giá của lực đi qua trọng tâm của vật.
- B. Giá của lực song song với trục quay.
- C. Giá của lực đi qua trục quay.
- D. Cả B và C đều đúng.
Câu 5: Hùng và Dũng cùng nhau đẩy một chiếc thùng đựng hàng có trọng lượng 1200 N. Hùng đẩy với một lực 400 N. Dũng đẩy với một lực 300 N. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn nhà là μ = 0,2. Gia tốc trong chuyển động tịnh tiến của thùng là (g = 10 m/s2):
- A. 0,38 m/s2.
- B. 0,038 m/s2.
- C. 3,8 m/s2.
- D. 4,6 m/s2.
Câu 6: Một khối gỗ có khối lượng M = 30 kg đặt trên một xe lăn có khối lượng m = 20 kg đang đứng yên trên sàn nhà (Hình 21.2). Xe bắt đầu chịu tác dụng của các lực có hợp lực là F = 10 N có phương nằm ngang. Cả xe và gỗ cùng chuyển động tịnh tiến và không địch chuyển so với nhau. Sau bao lâu thì xe đi được 2 m?
- A. 4 s.
- B. 4,5 s.
- C. 5 s.
- D. 5,5 s.
Câu 7: Một vật rắn có khối lượng m= 10 kg được kéo trượt tịnh tiến trên mặt sàn nằm ngang bởi lực F có độ lớn 20 N hợp với phương nằm ngang một góc α=30o. Cho biết hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là μ = 0,1 (lấy g = 10 m/s2). Quãng đường vật rắn đi được 4 s là?
- A. 6,21 m.
- B. 6,42 m.
- C. 6,56 m.
- D. 6,72 m.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định - Momen lực
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 2: Chuyển động thẳng đều
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 5: Chất khí (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 2: Động lực học chất điểm (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 6: Tính tương đối của chuyển động - công thức cộng vận tốc
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 20: Các dạng cân bằng - Cân bằng của một vật có dạng chân đế
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 4: Các định luật bảo toàn (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do