Trắc nghiệm vật lý 10 bài 12: Lực đàn hồi của lò xo - Định luật Húc

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 12: Lực đàn hồi của lò xo - Định luật Húc. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
  • B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
  • C. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.
  • D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.

Câu 2: Trong giớ hạn đàn hồi của lò xo, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ:

  • A. Với độ biến dạng của lò xo.
  • B. Với chiều dài lò xo.
  • C. Nghịch với độ biến dạng của lò xo.
  • D. Nghịch với chiều dài lò xo.

Câu 3: Một lò xo có độ cừng k đươc treo vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 4: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện

  • A. Chỉ khi lò xo bị nén.
  • B. Chỉ khi lò xo bị giãn.
  • C. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên.
  • D. Khi lò xo bị biến dạng.

Câu 5: Hai người cầm hai đầu của một lực kế lò xo và kéo ngược chiều những lực bằng nhau, tổng độ lớn hai lực kéo là 100 N. Lực kế chỉ giá trị là?

  • A. 50 N.
  • B. 100 N.
  • C. 0 N.
  • D. 25 N.

Câu 6: Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo, lò xo giãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng P vào lò xo thì nó dãn ra 80 mm. Độ cứng của lò xo và trọng lượng P lần lượt là:

  • A. k = 100 N/m; P = 20 N.
  • B. k = 150 N/m; P = 18 N.
  • C. k = 200 N/m; P = 16 N.
  • D. k = 300 N/m; P = 15 N.

Câu 7: Một vật có khối lượng 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng thì chiều dài của lò xo là 20 cm. Biết khi chưa treo vật thì lò xo dài 18 cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo này là?

  • A. 200 N/m.
  • B. 150 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 50 N/m.

Câu 8: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng lò xo A là 100 N/m. Khi kéo hai lò xo có cùng lực F thì lò xo A giãn 2 cm, lò xo B giãn 1 cm. Độ cứng lò xo B là:

  • A. 100 N/m.
  • B. 200 N/m.
  • C. 300 N/m.
  • D. 10 N/m.

Câu 9: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo băng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là?

  • A. 1,5 N/m.
  • B. 120 N/m.
  • C. 62,5 N/m.
  • D. 15 N/m.

Câu 10: Một lò xo nằm ngang có chiều dài tự nhiên là 40 cm, khi bị nén lò xo dài 35 cm và lực đàn hồi khi đó bằng 2 N. Khi lực đàn hồi của lò xo bị nén là 5 N thì lò xo có chiều dài

  • A. 35 cm.
  • B. 32,5 cm.
  • C. 25 cm.
  • D. 27,5 cm.

Câu 11: Treo một vật vào lực kế thì lực kế chỉ 30 N và lò xo lực kế dãn 3 cm. Độ cứng của lò xo là?

  • A. 10 N/m.
  • B. 10000 N/m.
  • C. 100 N/m.
  • D. 1000 N/m.

Câu 12: Vật có khối lượng m, hai lò xo I và II có độ cứng lần lượt là k1 và k2 được ghép với nhau như hình vẽ. Độ cứng tương ứng của hệ lò xo là k. Ta có

  • A. k = k1 + k2.
  • B. .
  • C. .
  • D. .

Câu 13: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 25 cm. Khi nén lò xo để nó có chiều dài 20 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N. Nếu lực đàn hồi của lò xo là 8 N thì chiều dài lò xo khi đó là?

  • A. 23,0 cm.
  • B. 22,0 cm.
  • C. 21,0 cm.
  • D. 24,0 cm.

Câu 14: Một vật có khối lượng 200 g được đặt lên đầu một lò xo có độ cứng 100 N/m theo phương thẳng đứng. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo lúc này là?

  • A. 22 cm.
  • B. 2 cm.
  • C. 18 cm.
  • D. 15 cm.

Câu 15: Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là?

  • A. 33 cm và 50 N/m.
  • B. 33 cm và 40 N/m.
  • C. 30 cm và 50 N/m.
  • D. 30 cm và 40 N/m.

Câu 16: Một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m và có chiều dài tự nhiên l40 cm. Giữ đầu trên của lò xo cố định và buộc vào đầu dưới của lò xo một vật nặng khối lượng 500 g, sau đó lại buộc thêm vào điểm chính giữa của lò xo đã bị dãn một vật thứ hai khối lượng 500 g. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi đó là?

  • A. 46 cm.
  • B. 45,5 cm.
  • C. 47,5 cm.
  • D. 48 cm.

Câu 17: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng 1 kg. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy g = 10 m/s2. Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là?

  • A. 6 cm ; 32 cm/s.
  • B. 8 cm ; 42 cm/s.
  • C. 10 cm ; 36 cm/s.
  • D. 8 cm ; 30 cm/s.

Câu 18: Một lò xo có đầu trên gắn cố định. Nếu treo vật nặng khối lượng 600 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 23 cm. Nếu treo vật nặng khối lượng 800 g vào một đầu thì lò xo có chiều dài 24 cm. Biết khi treo cả hai vật trên vào một đầu thì lò xo vẫn ở trong giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2. Độ cứng của lò xo là?

  • A. 200 N/m.
  • B. 100 N/m.
  • C. 150 N/m.
  • D. 250 N/m.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 12 vật lí 10: Lực đàn hồi của lò xo – Định luật Húc


  • 357 lượt xem