Trình bày nguyên nhân lợi ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
87 lượt xem
2.2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Trình bày nguyên nhân lợi ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Nêu những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
Bài làm:
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:
Nguyên nhân thắng lợi không chỉ ở lãnh đạo mà tạo nên bởi một tập thể đoàn kết mà còn có:
- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
- Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
- Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn
Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác
- Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
- Là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình bảo vệ đất nước sau này của dân tộc ta.
Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ chiến đấu hết mình vì đất nước quê hương
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn
Xem thêm bài viết khác
- Có nhận định cho rằng:”Châu Phi có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng, vì vậy nền công nghiệp phát triển khá nhanh”.Em có đống ý với nhận định này không? Vì sao?
- Nếu sống ở các thế kỉ XIV-XVII, em có hưởng ứng phong trào văn hoá Phùng hưng không? Vì sao?
- Quan sát hình 2 và hiểu biết của em, hãy: Nêu tên các đới và kiểu khí hậu ở châu Mĩ
- Khoa học xã hội 7 bài 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI
- Đọc thông tin, liên hệ với những hiểu biết của mình, hãy cho biết, một số tồn tại trong xã hội châu Mĩ
- Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh
- Khoa học xã hội 7 bài 7: Thành phần nhân văn của môi trường
- Em hãy giới thiệu cho bạn về hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển của Ph. Ma-gien-lan.
- Sưu tầm, trao đổi với người thân hoặc với bạn bè để hoàn thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) về mối quan hệ của EU với Việt Nam.
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Trình bày những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí. Trong những tác động đó, theo em tác động nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Hãy sưu tậm và viết lại một đoạn văn ngắn (có thể minh họa bằng hình ảnh, video clip,… khoảng 10 dòng : Lịch sử khám phá, nghiên cứu khoa học hoặc thám hiểu của con người ở châu Nam Cực
- Khoa học xã hội 7 bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX