Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Bài 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo đáp án cho Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được đăng tải chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11: Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh/chị hãy các định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.
Bài làm:
Cách trình bày 1
Trong bài thơ, ngoài nhan đề, tác giả có tới bốn lần sử dụng từ ngất ngưởng.
– Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.
– Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
– Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, … và tự đánh giá cao các việc làm ấy.
– Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
Cách trình bày 2
Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định.
– Từ ngất ngưởng được dùng chỉ sự khác thường, vượt lên dư luận.
– Nhan đề được nhắc lại 4 lần trở thành biểu tượng, phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, thách thức xung quanh dựa trên sự tự ý thức, tài năng, nhân cách cá nhân:
- Chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả.
- Chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường.
- Khẳng định cái chơi ngông hơn người.
- Tác giả hơn người vì dám coi thường công danh, phú quý, coi thường dư luận, không bị ràng buộc.
Cách trình bày 3
- Trong bài thơ, từ "ngất ngưởng" được lặp lại bốn lần.
- Ngất ngưởng từ láy tượng hình vốn được dùng sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định
- Nghĩa của từ "ngất ngưởng" trong bài: thể hiện bản lĩnh cá nhân, nhất là bản lĩnh này lại được thể hiện trong xã hội Nho giáo đề cao lễ nghĩa, thủ tiêu cá nhân.
+ Đoạn đầu, tác giả kể một cách khái quát các chặng đường làm quan và cho biết "Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng". Có thể đoán, sự ngất ngưởng mà ông thể hiện khi làm quan là bản lĩnh coi thường việc làm quan như bị trói buộc hay giam hãm trong lồng cũi. Sở dĩ phải làm quan vì đó là vị trí cần có để nhà nho thực hiện trách nhiệm với đời và do đó, kể cả khi làm quan, ông vẫn giữ lối sống tự do, không chấp nhận ra luồn vào cúi.
+ Ngất ngưởng cũng còn có nghĩa là sống theo ý thích mà không quan tâm đến sự đàm tiếu của dư luận (hai sự việc: cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa và cùng các cô hầu gái lên chùa). Ông khái quát thái độ bình thản của mình trước mọi chuyện được mất, khen chê. Ông muốn là một người tự nhiên, không muốn sống như Tiên, Phật cao siêu mà cũng không phải kẻ phàm tục, tầm thường.
Cách trình bày 4
- Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định.
- Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ "ngất ngưởng" được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ.
- Từ “ngất ngưởng” trong từng văn cảnh sử dụng:
+ Trước hết là tác giả ngất ngưởng trong thực hiện chức phận làm quan của mình. Có được phong cách ngạo nghễ như vậy là vì tác giả có tài năng thực sự, không chấp nhận luồn cúi để tiến thân.
+ Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng của Nguyễn Công Trứ.
+ Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
+ Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là dám thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh, từ một viên tướng tay kiếm cung oanh liệt, có thể hiền lành như một kẻ tu hành, nhưng còn hơn người là việc đem cả gái hầu vào chốn chùa chiền.
+ Từ ngất ngưởng thứ tư cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
+ Từ ngất ngưởng cuối cùng chính là sự đánh giá của tác giả về con người mình. Hai điều quan trọng nhất với đấng nam nhi là kinh bang tế thế và đạo vua tôi. Điều đáng chú ý là ở bất kì vị trí nào, làm sao để cuộc sống có ý nghĩa nhất. Cuộc sống có ý nghĩa nhất chính là giữ được phẩm chất con người, phẩm chất của kẽ sỉ, mà cao nhất là trung thành với vua, tận tụy với nước. Phải dung hòa được cả bổn phận, quyền lợi và hưởng thụ thì mới là kẻ ngất ngưởng nhất trên đời.
- Lượt xem: 431