Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó
Câu 2: Trang 32 sgk ngữ văn 8 tập 2
Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b, Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh. Tôi đi học)
c, Có anh chàng nọ tính tình keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
Đưa tay cho tôi mau !
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
Cầm lấy tay tôi này !
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát...
(Theo Ngữ văn 6 tập 1)
Bài làm:
- Những câu cầu khiến có trong những đoạn trích đó là:
- Đoạn a: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
- Đoạn b: Các em đừng khóc.
- Đoạn c: Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !
- Sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu trên:
- Câu a có từ ngữ cầu khiến đi. Vắng chủ ngữ.
- Câu b có từ ngữ cầu khiến đừng. Có chủ ngữ, ngôi thứ hai số nhiều.
- Câu c không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng chủ ngữ
Xem thêm bài viết khác
- Macxim Gorki nói: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống". Suy nghĩ của em về câu nói đó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhớ rừng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nước Đại Việt ta
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Nội dung chính bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt)
- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “Học đi đôi với hành”
- Nêu cảm nhận về tâm trạng người tù cách mạng qua 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
- Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh
- Viết đoạn văn có sử dụng câu cảm thán nói về quê hương
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đi đường
- Tóm tắt ngắn gọn ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người nếu muốn ngao du thì nên đi bộ