Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau
Câu 3: Trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2
Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "thú lâm tuyền" (niềm vui thú được sống giữa rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Bài làm:
- "Thú lâm tuyền" – cũng như "thú điền viên" – là một tình cảm thanh cao, một nét đẹp có truyền thống từ xưa. Bao triết nhân hiền giả, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, lầm bụi, không thể nhập thế hành đạo giúp đời, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch.
- Bài thơ ‘Tức cảnh Pác Bó’ cho thấy rõ ‘thú lâm tuyền’ và niềm vui cảnh nghèo của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Người như thật sự hoà nhịp với cuộc sống nơi núi rừng, một cách tự nhiên, hòa nhã.
- Niềm vui trong Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là niềm vui của một cư sĩ lui về ở ẩn sống giữa rừng và suối. Tuy nhiên, Bác không phải là một ẩn sĩ trốn đời mà là một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật. Và sự nghiệp cách mạng ấy chỉ cho phép Người hưởng niềm vui thú được sống với rừng, suối (thú lâm tuyền) trong hoàn cảnh ấy đầy gian khổ khi ở Pác Bó và sau đó ở Việt Bắc. Một con người giành cả đời hi sinh cho độc lập dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào
- Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:" Khóc là ... im lăng" .Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào
- Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì
- Soạn văn 8 bài: Luyện tập làm văn bản tường trình trang 136 sgk
- Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Tôi năm lấy cái vai áo gầy của lão, ôn tồn...... ông giáo cho để khi khác.
- Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở
- Theo dõi các đại từ nhân xưng khi thì “ta”, khi thì “tôi” trong bài để chứng minh rằng thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi ông lập luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng Soạn Văn 8
- Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao? a, Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế? b, Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Bàn luận về phép học
- Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ