Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 7 trang 110)
a, Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
b, Hãy giải thích hiện tượng quan sát được khi cọ xát hai quả bóng bay vào tóc khô rồi treo cạnh nhau trong thí nghiệm đầu tiên.
c, Khi cọ xát các vật với nhau, electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Trong hình 18.3 sau khi cọ xát, vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?
Bài làm:
a, Thí nghiệm 1, hai mảnh nilong đẩy nhau nên sau khi cọ xát với len chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 2, hai thanh nhựa sẫm màu đẩy nhau nên sau khi cọ xát với vải khô chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 3, thanh nhựa sẫm màu với thanh thủy tinh hút nhau nên sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu với vải, thanh thủy tinh vơi len thì chúng mang điện tích khác loại.
b, Trước khi cọ xát 2 quả bóng bay trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì chúng mang điện tích cùng loại nên chúng đẩy nhau.
c, Thanh thước nhựa đã nhận thêm electron, mảnh vải mất bớt electron.
Mảnh vải nhiễm điện dương, thanh thước nhựa nhiễm điện âm.
Xem thêm bài viết khác
- Thí nghiệm 1. Có hiện tượng gì xảy ra với quả bóng nhựa? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
- Khoa học tự nhiên 7 bài 6: Mol, tỉ khối của chất khí
- Hãy điền các nội dung tương ứng vào các ô ở cột mục đích dùng dụng cụ. Theo hiểu biết của em thì hoạt động của từng dụng cụ điện này dựa trên tác dụng gì của dòng điện?
- 11. Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh
- Ở nơi nào trên trái đất xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần. Mặt trăng ở vị trí nào thì người đứng ở điểm A trên trái đất thấy trăng sáng, thấy có nguyệt thực
- b, Quan sát hình 28.5 và mô tả cấu tạo của não bộ
- Khi ở ngoài khoảng không, hai nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao ?
- 3. Trao đổi khí
- Tại sao lại có hiện tượng trên ? Điều gì đã xảy ra đối với quả bóng bay sau khi cọ xát? Liệu các vật khác khi bị cọ xát thì có gây ra những hiện tượng tương tự hay không ?
- Điền ý nghĩa của các công thức hóa học của các chất trong các ô trống sau
- 3. Vị trí và cấu tạo của các tuyến nội tiết
- 2. Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở sinh vật