Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
e) Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
Bài làm:
Trong văn bản Đi bộ ngao du, tác giả đã sử dụng các đại từ nhân xưng: ta, tôi
- Khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng ta thể hiện quan điểm chung của tất cả mọi người đó là “ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”. Qua cách xưng này, Ru-xô muốn khẳng định đi bộ ngao du phù hợp với tất cả mọi người.
- Với cách xưng đại từ “tôi”, tác giả muốn đưa ra những chiêm nghiệm của bản thân mình trong cuộc sống để đưa ra những ý kiến thuyết phục mọi người. Điều này làm cho văn bản trở nên sinh động, giàu sức thuyết phục.
Sự thay đổi cách xử dụng đại từ nhân xưng làm tác phẩm giàu sức thuyết phục và có tính linh hoạt, biểu cảm cao.
Xem thêm bài viết khác
- Tính chiến đấu mạnh mẽ và sâu sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” qua các yếu tố nào? Hãy chỉ ra ví dụ cụ thể.
- Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của O – Henri.
- Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?
- Cách viết văn bản thông báo
- Đọc phần hướng dẫn sau và thực hiện yêu cầu:
- Soạn Văn 8 VNEN bài 30: Văn bản tường trình
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:
- Tình cảm nào chi phối ngòi bút của Ai – ma – tốp trong đoạn trích Hai cây phong?
- Soạn văn 8 VNEN bài 21: Chiếu dời đô
- Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?