Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối

25 lượt xem

Câu 2: (Trang 124 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối.
a. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy

Bài làm:

a. Tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương).
Như vậy, so sánh về mặt từ loại của các chữ tương ứng trong hai câu thơ cuối ta thấy hai câu giống nhau về mặt từ loại, cấu trúc ngữ pháp và số lượng từ.
b. Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội