Nội dung chính bài Sau phút chia li
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Sau phút chia li "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả:
- Nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn sống khoảng nửa đầu thế kỉ 19. Cuộc đời ngắn ngủi. Lúc nhỏ ông hăm học, thi đậu Hương Cống tuy nhiên đáng tiếc khi ông hỏng thi Hội.
- Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748): ở làng Giai phạm, Văn Giang thuộc Hưng Yên, là một người vừa có sắc lại rất tài giỏi.
- Tác phẩm: Đoạn trích Sau phút chia ly được trích từ bản diễn Nôm tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (tên do người soạn sách đặt), nói về tâm trạng của người phụ nữ ngay sau phút chia xa chồng mình.
2. Phân tích bài thơ
a. Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li ( Bốn câu thơ đầu)
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
- Phép đối:
- Đi >< về
- Cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn (không gian rộng, đối mặt với vất vả khó khăn >< không gian hẹp, nỗi cô đơn buồn tẻ). Chàng đi vào nơi xa xôi, hiểm nguy trong thời loạn lạc chiến tranh. Thiếp trở về với nỗi cô quạnh, cô đơn nơi phòng không gối chiếu…
- Tính từ “biếc”, “xanh” đều chỉ màu xanh. Mây xanh, núi xanh, trời xanh, đất xanh - không gian rộng, dài, màu sắc nhạt nhòa, chỉ một màu xanh đơn điệu ...
=> Hiện thực chia li phũ phàng. Nỗi đau đớn, xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt.
b. Nỗi buồn xót xa, quyến luyến khi phải xa cách (Bốn câu thơ tiếp theo)
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Việc sử dụng hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương cách nhau hàng ngàn dặm có dụng ý chỉ sự ngăn cách rõ ràng.
Phép đối:
- Chàng từ Hàm Dương - ngảnh lại.
- Thiếp từ Tiêu Tương - trông sang.
=> Trong bốn câu thơ này, nỗi buồn được tô đậm thêm, nỗi buồn chia li trở thành nỗi sầu muộn từ đó thể hiện tình cảm vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa
c. Nỗi sầu thương trước cảnh vật rộng lớn ( Bốn câu thơ cuối)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ...
- Chi tiết::" Ngàn dâu xanh ngắt" gợi tả một màu xanh đơn điệu, không gian mịt mù xa cách.
- Điệp ngữ, hình ảnh tượng trưng: Biểu thị nỗi cô đơn, trống trải, dường như tuyệt vọng của con người trước cảnh vật.
- Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
=> Nỗi sầu buồn đến cực độ.
=> Lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa, bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc ...
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
Với ngôn từ điêu luyện, hàm súc, mang tính ước lệ, lời ít ý nhiều. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật đối lập tương phản cho thấy tâm trạng đau đớn của người chinh phụ phải tiễn chồng ra trận. Nghệ thuật điệp từ: chẳng thấy, Tiêu Tương, Hàm Dương,.. nhấn mạnh vào nỗi sầu, cô đơn khắc khoải của người chinh phụ. Đoạn trích Sau phút chia li đã cho thấy nỗi sầu chia li, nỗi đau đớn, xót xa lúc tiễn chồng ra trận. Qua những dòng tâm sự thấm đẫm nước mắt của người chinh phụ còn gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa đã khiến đôi lứa phải chia lìa, đồng thời thể hiện kín đáo khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
2. Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li ( Bốn câu thơ đầu)
Những câu thơ đầu đã nói lên tình cảnh chia li đầy đau đớn và xót xa của đôi vợ chồng trẻ. Tác giả đã diễn tả một cách chân thực, sâu sắc tâm trạng u sầu này
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh
Bốn câu thơ khắc họa rõ nét tâm trạng của người vợ trẻ sau khi tiễn chân chồng ra trận. Một tình cảnh đối lập, khắc nghiệt đến tái tê được gợi lên trong không gian dài và rộng, sâu và xa. Chàng và thiếp, mỗi người một ngả, mỗi người một nơi. Biện pháp tương phản được tác giả sử dụng một cách khéo léo. Là vợ chồng trẻ, gắn bó mặn nồng với nhau nhưng lại chia li đau lòng nhưng chỉ biết câm nín. Chàng thì ra nơi chiến trận hiểm nguy, thiếp trở về với tổ ấm hạnh phúc cô đơn, từ đó, nhấn mạnh sự xa cách khắc nghiệt và hiện thực chia li phũ phàng. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho sự xa cách: mây biếc, núi xanh kết hợp với các động từ “tuôn”, “trải” làm cho nỗi buồn chia li trở nên da diết, dài rộng đến không cùng. Bốn câu thơ đầu vẽ nên không gian rộng lớn, vô cùng, vô tận gộ nỗi buồn chia li, nỗi xót xa cô đơn khi hạnh phúc bị chia cắt
3. Nỗi buồn xót xa, quyến luyến khi phải xa cách (Bốn câu thơ tiếp theo)
Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Nghệ thuật đối lập tiếp tục được tác giả sử dụng triệt để: Chốn hàm dương, bến tiêu tương, chàng còn ngoảnh lại, thiếp hãy trông sang. Cùng với biện pháp đảo trật tự cú pháp thì biện pháp tương phản càng gợi nên sự chia li, cách trở đến não nề.
Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: Các địa danh ở đây được dùng theo bút pháp ước lệ thường thấy càng phản ánh sự khắc nghiệt của cuộc chia li. Nhưng không gian dù xa cách – tình cảm không lìa xa, vẫn luôn dõi trông về nhau. Sự chia li ở đây là sự chia li về cuộc sống, về thể xác còn tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha. Lời thơ diễn tả một nghịch cảnh: muốn gắn bó mà không được gắn bó. Tâm hồn con người muốn gắn bó mà hoàn cảnh bắt con người ta phải chia li.
=> Nội dung thể hiện sự xa xôi cách trở về mặt địa lí đã khiến cho nỗi nhớ cứ chồng chất muôn trùng…hạnh phúc trở nên mong manh và xa xôi quá.
4. Nỗi sầu thương trước cảnh vật rộng lớn ( Bốn câu thơ cuối)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? ...
Tới những dòng thơ cuối dường như nỗi đau càng trở nên quặn thắt và não nề hơn thể hiện qua cách mà nhịp thơ biến đổi linh hoạt. Khúc ngân lúc này mở ra một không gian li biệt khác. Đó là không gian:" Ngàn dâu xanh ngắt một màu…". diễn tả sự xa cách mù mịt, nỗi cô đơn, trống trải của con người trước cảnh rộng lớn ấy.
Đến với câu thơ cuối:" Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai" thì lúc này đây tác giả không dùng cách tả cảnh ngụ tình nữa, nhà thơ trực tiếp nói lên tiếng lòng của nhân vật và tiếng cảm thương của chính mình. Từ "sầu" trong câu thơ cuối này như đúc kết lại tất cả những cung bậc tình cảm ở mười một câu thơ trên. Câu hỏi này như một tiếng thở dài đầy u oán, não nề và bất lực của người chinh phụ - khi nỗi buồn đâu, nhớ thương dồn nén, chất chứa trong lòng không biết phải tỏ với ai. Nỗi buồn li biệt đã nhân lên, dâng trào, trở thành một khối sầu thương, trĩu nặng trong tâm hồn người chinh phụ.
=> Từ sự chia ly, nỗi nhớ thương khi phải ly biệt cả đôi vợ chồng nọ mà từ đó, tác giả đã gián tiếp lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra bao ai oán, bao tiếng khóc, bao đau xót đáng nhẽ không xảy ra.
5. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
- Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, tính từ gợi tả.
- Ngôn ngữ biểu cảm, điêu luyện, dạt dào cảm xúc.
- Nội dung- Ý nghĩa:
- Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.
- Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa.
- Lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Mùa xuân của tôi
- Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ
- Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần
- Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân
- Soạn văn bài: Điệp ngữ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Mẹ tôi
- Soạn văn bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó
- Soạn văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 146
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó
- Em thích nhất chi tiết nào trong văn bản Mẹ tôi? Tại sao?