Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.
Câu 3: Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1
Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.
Bài làm:
Bài thơ của Tú Xương gắn liền với hoàn cảnh gia đình tác giả và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ tác giả viết dành tặng cho người vợ tần tạo, chịu thương chịu khó của mình. Bài thơ là tấm lòng của tác giả đối với người vợ thân yêu của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua từng chi tiết trong bài thơ, nhưng được tập trung chủ yếu trong 6 câu đầu.
Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông. Với tình cảm yêu thương, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động chân thực hình ảnh của người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 11 bài Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 205
- Nội dung chính bài Thương vợ
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?
- Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
- Nội dung chính bài: Bản tin
- Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền
- Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vĩnh biệt cửu trùng đài