Văn mẫu 11: Tổng hợp những bài viết số 5 hay nhất (3 đề)

4 lượt xem

Tech12h.com xin giới thiệu đến bạn đọc những bài văn mẫu về bài viết số 5 ngữ văn 11. Theo đó, bài viết số 5 gồm có 3 đề, mỗi đề KhoaHoc gửi đến bạn đọc một số bài văn mẫu hay nhất và mới nhất để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có được những bài văn hay nhất cho riêng mình.


Nội dung bài gồm:

Back to top

Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên

Bài làm

Kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có một số phận chìm nổi lênh đênh chẳng khác nào nhân vật chính của truyện – nàng Kiều. Trước khi được thừa nhận với tư cách là kiệt tác truyện Nôm, là “quốc hồn quốc túy” của dân tộc, những tư tưởng tiến bộ trong tác phẩm bị che mờ, ẩn khuất. Đã có những quan niệm phủ nhận, thậm chí lên án tư tưởng của “Truyện Kiều” chẳng hạn như câu nói của người xưa: “Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”. Vậy ta cần hiểu vấn đề này ra sao?

Thực ra, câu nói trên có dạng đầy đủ giống như một câu ca dao:

“Đàn ông chớ kể Phan Trần

Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”.

Tác giả của hai câu trên đã nhìn các nhân vật văn học bằng hệ thống quan niệm khe khắt, khắc nghiệt của đạo Nho.

Phan Trần hay Thúy Vân và đặc biệt là Thúy Kiều, họ đều là những người có quan niệm mới mẻ, táo bạo trong tình yêu đôi lứa, trong cách ứng xử thế thái nhân tình.

“Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” bởi trước hết những nhân vật này đã phá vỡ quan niệm phong kiến về tình yêu đôi lứa. Người xưa cho rằng: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Con cái không có quyền chủ động trong tình yêu, hôn nhân. Việc trăm năm đời người do cha mẹ tính kế vuông tròn, dạm hỏi nơi môn đăng hộ đối. Thậm chí có những người phải chấp nhận hôn ước từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Có kẻ đến lễ động phòng mới biết mặt vợ, mặt chồng… Những cuộc hôn nhân ấy không xuất phát từ tình yêu, họ sống với nhau cả đời chỉ bởi trách nhiệm và nghĩa vụ. Họ không hạnh phúc. Họăc không, nếu có chút tình ý, con trai mới có quyền chủ động tỏ tình, dạm hỏi. Tình người thiếu nữ dẫu có dạt dào muôn trùng sóng vỗ cũng đành ghìm nén nguyện làm bến làm bờ lặng im chờ đợi:

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.

Có “trót dại” để tình ý lộ ra, người con gái sẽ bị dư luận khép vào tội “lăng loàn”, “dại trai”, “đĩ thõa”,… Thúy Kiều thì ngược lại. Sau ngày Tết thanh minh – sau chút “lưu luyến ban đầu” “tình trong như đã mặt ngoài còn e” với chàng Kim, nàng đã ấp ủ trong tim hình bóng chàng trai “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” này. Biết chàng ở kề ngay bên nhà, nàng đã có một hành động vô cùng táo bạo, có thể khiến cả hệ thống tư tưởng Nho gia lung lay sụp đổ....

=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 1

Back to top

Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Bài làm

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết....

=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 2

Back to top

Đề 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Bài làm

“Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân Truyện ngắn “Chữ người tử tù” trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm tiêu biểu và có nhiều thành công lớn về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp nghệ thuật đối lập,…nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện. Điều đó, thể hiện rõ nét quá tâm lí nhân vật Huấn Cao, đặ biệt là diễn biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục.

Nhân vật Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một anh hung, đầu đội trời, chân đạp đất; có tài viết chữ đẹp; văn võ song toàn. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội, nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo nên cùng nhân dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Nhưng cuộc khởi nghĩa không thành công, ông bị triều đình bắt giam vào chốn tù với án tử chờ ngày ra pháp trường.

Chính chốn ngục tù tăm tối ấy là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai nhân vật khác thường : một bên là viên quản ngục - kẻ đạị diện cho chính quyền phong kiến thối nát, bảo thủ đương thời; một bên là người tử tù Huấn Cao – một kẻ “nổi loạn”; một anh hung vì bất mãn với cường quyền mak đứng lên khởi nghĩa. Xét về phương diện xã hội, họ là hai thế lực thù địch, đối lập nhau.

Hiểu rõ điều này hơn ai hết là Huấn Cao. Ông tỏ vẻ coi thường, khinh miệt viên quản ngụ. Nhưng sự đời nào ai biết trước chuyện gì, tưởng chừng viên quản ngục là kẻ xấu xa, bảo thủ; ai ngờ rằng con người ấy lại có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, có sở thích cao quý, rất mến và yêu cái tài viết chữ của ông Huấn. Sau khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã thay đổi thái độ: từ khinh miệt, coi thường đến trân trọng yêu quý và vì thế, ông đã đồng ý cho chữ. Chẳng những vậy, Huấn Cao còn dành những lời nói cuối cùng vọng lên từ tâm hồn của một nhà nho chân chính khuyên giải viên quản ngục, nhắc ông quay về với thiên lương...

=> Xem đầy đủ các bài văn mẫu hay nhất bài viết số 5 đề 3

Back to top


Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội