Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
3. Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
Đề 2: Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy.
Đề 3: Tưởng tượng 20 năm nữa em về thăm quê trong dịp Thanh Minh. Kể lại với bạn về lần thăm quê đó.
Bài làm:
Đề 1: Kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên.
Tôi là chiếc bút máy là người bạn không thể thiếu của mỗi cô cậu học sinh,được trở thành người bạn đồng hành của cô chủ nhỏ, tôi cảm thấy bản thân mình thật có ích. Một lần, vào một buổi trưa hè, khi mọi người đang nghỉ ngơi, tôi cũng đang liu riu chìm vào giấc ngủ, chợt nghe thất tiếng khóc khe khẽ phát ra ở phía tủ. Tôi thấy lạ lùng. Ai đang khóc thế nhỉ? Tôi bèn lay chị tẩy thức giấc. Chị ấy cũng nghe thấy tiếng khóc thút thít phát ra từ phía đó như tôi. Vậy là chúng tôi đánh bạo tiến về nơi đang phát ra tiếng khóc ỉ ôi đó.
Chúng tôi đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà. Hóa ra là bé sách. Cô bé đang khóc thút thít không ngừng. Chúng tôi bèn tiến đến hỏi han:
Làm sao mà khóc ? Có chuyện gì buồn nói cho anh chị nghe nào ! Anh chị có thể giúp gì em chăng ?
Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể :
Em buồn lắm anh chị ơi ! Anh chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em ... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chẳng ai biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì ... em đâu có được gặp lại mọi người...
Tôi và chị tẩy nhìn con bé khóc mà không khỏi tội nghiệp. Cô chủ nhỏ của chúng tôi rất hiền lành, nhưng lại hay quên. Đồ đạc để đâu thường không nhớ. Thế nên mới gây ra sự tình hay mất bút, mất vở. Đặc biệt là trong mấy tháng hè này, cô chủ nhỏ ham chơi, có bao giờ chịu mở sách ra làm bài đâu. Đến như tôi, cô chủ còn không dùng đến để viết lách, để quẳng một chỗ thì làm gì có chuyện cô ấy soạn sách, xếp gọn đồ đạc.
Chị tẩy nhẹ nhàng tiến đến chỗ bé sách vừa đỡ con bé, vừa kiểm tra xem con bé có bị thương ở đâu không.
Sách thút thít kể:
Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem ! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm anh chị ạ ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường cùng cô chủ với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các cô chủ trong học tập. Mới đầu em được cô chủ giữ gìn, nâng niu. Đầu năm học, em còn được cô chủ mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, cô chủ nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, cô chủ đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Vào kì nghỉ hè, em cứ nghĩ chị được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi nhưng nào ngờ một lần không mai chị ấy làm em rơi xuống đất, nhưng lúc ấy chị ấy vội đi chơi, liền quên mất em, thế là đêm hôm ấy, em bị lũ chuột tha vào xó tủ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì!. Hu...hu
Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc. Trách là đúng lắm. Tất cả là do cái tính không cẩn thận, hay quên của cô chủ. Tôi cùng chị tẩy ngồi bên an ủi cô bé:
Không phải chị chủ không để ý đến em đây, chị ấy đi du lịch, đợi khi chị chủ trở về sau kì nghỉ, chúng ta sẽ thưa chuyện với chị, để chị ấy thay cho em chiếc áo mới, và học cách giữ gìn đồ đạc hơn nhé. Hôm trước khi đi, anh chị thấy chị ấy cuống cuồng tìm em để mang đi mà không thấy. Có lẽ sau bài học mất em này, chị ấy sẽ nhận ra được lỗi mình cần sửa.
Qủa thật, đúng như những gì chúng tôi nói, mấy hôm sau khi trở về, cô chủ thấy bé sách lem nhem trên mặt bàn và nghe câu chuyện chúng tôi kể, cô bé gãi đầu ngượng ngùng xin lỗi, thay cho bé sách một bộ áo mới, sạch sẽ, gọn gàng và hứa với chúng tôi về sau sẽ thật cẩn thận hơn
Xem thêm bài viết khác
- Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
- Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới:
- Hãy viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về nếp sống thanh cao và giản dị của Bác Hồ gợi ra từ văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
- Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng?
- Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:
- Hoàn thành bảng sau vào vở để khái quát nội dung chính của từng phần trong văn bản:
- Hoàn thiện bảng sau vào vở:
- Bài thơ Đồng chí sử dụng cấu trúc sóng đôi giữa “anh” và “tôi”. Chỉ ra những biểu hiện và tác dụng của sự sóng đôi ấy.
- Tìm và tóm tắt về một tấm gương tuổi trẻ thành công nhờ theo đuổi đam mê trong công việc.
- Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.
- Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào?
- Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.