Ví dụ 2...
* Ví dụ 2
Mai và Khanh đang chuẩn bị cho chương trình đố vui trong ngày hội đọc sách của trường. Mai nói với bạn:
- Khanh ơi, chúng mình sẽ nêu câu hỏi về thời gian xuất bản của bộ truyện Harry Potter nhé.
- Ừ, hỏi như vậy được đấy! Đúng yêu cầu của cô giáo là vấn đề phải mới nhưng không được xa lạ với các bạn.
- Bộ truyện này xuất bản lần đầu vào năm nào nhỉ?
- Khoảng cuối thế kỉ XX.
- Câu trả lời của Khanh có đáp ứng điều Mai muốn biết hay không? Vì sao?
- Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
Bài làm:
Câu trả lời của Khanh không đáp ứng được điều Mai muốn biết. Thông tin mà Khanh cung cấp không đủ về lượng so với nhu cầu đặt ra trong câu hỏi của mai (Mai hỏi cụ thể “năm nào”, Ba chỉ giải đáp chung chung, không cụ thể “khoảng cuối thế kỉ XX”).
Ở đây, phương châm về lượng đã không được tuân thủ. Nguyên nhân trực tiếp của trường hợp vi phạm này là người giao tiếp không biết chính xác được thời gian cụ thể bộ truyện này xuất bản lần đầu.
Một nguyên nhân khác của việc vi phạm phương châm về lượng, đó là để tuân thủ phương châm về chất. Nếu trả lời với một nội dung thông tin sai, không xác thực thì sự vi phạm phương châm hội thoại sẽ nghiêm trọng hơn: vi phạm phương châm về chất. Do đó, Khanh đã phải chọn cách trả lời chung chung, không cụ thể, chấp nhận sự vi phạm phương châm về lượng.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau:
- Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Thời thơ ấu
- Dựa vào hiểu biết những bài tập trên về miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự hãy hoàn thành bảng sau vào vở:
- Điều gì làm nên thành công của chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Từ các câu d và e, em hãy cho biết có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách nào?
- Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện.
- Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.
- Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
- Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
- Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
- Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”?
- Theo em có thể lược bỏ bốn câu cuối bài bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được không ? Vì sao ?