Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:
b) Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Bài làm:
Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách:
- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.
- Bồn bồn, kèo nèo : hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.
- Cà chớn: chỉ người hay trêu đùa, đùa dai.
- Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít, là món ăn phổ biến ở miền Trung
- Sú, vẹt: là loài cây nhỏ, cao đến 10 m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc họ Đước.
- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam
- Mẹ/Mạ/Má
- Bố/Bọ/Ba, tía
- Sao thế?/ Răng rứa?/ Vậy sao?
- Bao giờ đi/Khi mô đi/chừng nào đi
- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam
- Hòm (vật đựng đồ dùng)/ Hòm (quan tài)/ Hòm (quan tài)
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
- Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.
- Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.
- Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi
- Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ các khái niệm dưới đây? Chỉ ra nguồn gốc của các từ này.
- Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ Cảnh ngày xuân
- Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
- Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào?
- Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?