Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”?
A. Hoạt động khởi động
Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.
Cách gọi “đồng bào” là cách gọi thân thương trìu mến, gắn liền với truyền thống “yêu nước với thương nòi” của người Việt. Hai tiếng “đồng bào” còn thể hiện một ý nghĩa rằng: mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng như nhau, giữa những con dân Việt không có gì khác biệt về đẳng cấp, quyền lợi. Từ ý niệm đồng bào cùng chung một Mẹ, một nguồn cội huyết thống đã hình thành một ý thức dân tộc cao độ với lòng yêu nước gắn liền với tình thương giống nòi.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
- Từ những hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ đặt ra cho thế giới loài người là gì?
- Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì?
- So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu.
- Tìm đọc và ghi lại nghĩa của một số thuật ngữ giúp em hiểu rõ hơn về các hiện tượng tự nhiên
- Soạn văn 9 VNEN bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
- Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
- Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ( lựa chọn yếu tố miêu tả, miêu tả như thế nào, mức độ miêu tả…)
- Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong đoạn hội thoại sau
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa như thế nào?
- Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Dụng ý của tác giả là gì khi để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại.
- Điểm tựa là một thuật ngữ trong lĩnh vực Vật lý có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy,...