Văn bản tự sự...
(2) Văn bản tự sự:
- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Bài làm:
Văn bản tự sự:
- Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự.
- Con người trong thực tiễn đời sống bên cạnh những biểu hiện bên ngoài như hành động, cử chỉ, lời nói,… thì còn có đời sống nội tâm, tinh thần thầm kín bên trong như những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,… Mà một trong những yêu cầu quan trọng của văn tự sự đó là phải khắc hoạ được những diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí nhân vật. Vì vậy, yếu tố miêu tả nội tâm là yếu tố cần thiết và quan trọng trong văn tự sự.
- Trong lời kể, có khi người kể chuyện muốn thể hiện một sự đánh giá, nhận xét hoặc suy luận nào đó trước đối tượng, khi đó nghị luận được sử dụng. Nghị luận là một thao tác quan trọng giúp cho người kể bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình; hoặc được dùng để xây dựng tình huống triết lí nào đó trong truyện.
- Vai trò, tác dụng, hình thức thể hiện của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
- Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng.
- Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.
- Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu gạch đầu dòng).
- Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Trong văn bản tự sự, ngươi kể chuyện thương đứng ở ngôi thứ nhât (xưng “tôi”) hoặc giấu mình trong ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện có vai trò dần dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể.
Xem thêm bài viết khác
- Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì?
- Chỉ ra và nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa.
- Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
- Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Người lính lái xe hiện lên như thế nào trong bài thơ ( tư thế, bản lĩnh, ý chí, tâm hồn...)
- Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
- ) Liệt kê những yếu tố miêu tả có trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Chỉ ra tác dụng của những ...
- Chỉ ra những giá trị nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ
- Tìm trong tác phẩm những từ ngữ thích hợp để hoàn thiện bảng sau:
- Bài thơ mang hình thưc là lời của nhân vật trữ tình- người cháu hồi tượng lại những kỉ niệm với bà, Dựa vào cốt tự sự và mạch tâm trạng nhân vật trữ tình , em hãy tìm bố cục của bài thơ.
- Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau...
- Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể