Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt: tuyệt, đồng
14 lượt xem
Câu 2 (Trang 101 SGK) Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a. Từ tuyệt (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
- dứt, không còn gì;
- cực kì, nhất.
Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âm tuyệt trong mỗi từ sau:tuyệt chủng, tuyệt đỉnh, tuyệt giao, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần, tuyệt tự, tuyệt thực, tuyệt vời.
b. Từ đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
- cùng nhau, giống nhau;
- trẻ em;
- (chất) đồng.
Cho biết nghĩa và giải thích nghĩa của âmđồng trong mỗi từ sau: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, đồng tiền.
Bài làm:
a. Từ tuyệt
- Tuyệt theo nghĩa dứt không còn gì.
- Tuyệt chủng, bị mất hẳn giống nòi. Những sinh vật đã tuyệt chủng. Một dân tộc có nguy cơ bị tuyệt chủng
- Tuyệt giao: cắt đứt mọi quan hệ, không còn đi lại giao tiếp với nhau nữa. Vì hiềm khích hai nhà tuyệt giao với nhau
- Tuyệt tự: không có con trai nối dõi
- Tuyệt tự: không còn người nối dõi.
- Tuyệt thực: nhịn ăn.
- Tuyệt theo nghĩa cực kì, nhất
- Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất.
- Tuyệt mật: rất bí mật.
- Tuyệt trần: nhất trên đời.
b. Từ đồng
- Đồng theo nghĩa cùng nhau, giống nhau.
- Đồng âm: có âm ngữ giống nhau.
- Đồng bào: để gọi những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình nói chung.
- Đồng bộ: sự nhịp nhàng ăn khớp nhau.
- Đồng chí: người cùng chí hướng chính trị trong quan hệ với nhau.
- Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau.
- Đồng khởi: cùng nhau đứng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp giành chính quyền.
- Đồng môn: cùng học một thầy thời phong kiến.
- Đồng sự: cùng làm việc với nhau trong một cơ quan.
- Đồng niên: cùng một tuổi.
- Đồng theo nghĩa trẻ em.
- Đồng thoại: Truyện dành cho trẻ em.
- Đồng giao: Câu hát đồng dào cho trẻ em.
- Đồng theo nghĩa chất đồng.
- Trống đồng: là loại trống được làm bằng đồng, khác với loại trống làm bằng gỗ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Ôn tập phần tiếng việt
- Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản
- Đoạn thơ sau trích trong bài “Tháp đổ” của Tố Hữu. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ “ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa” cho phù hợp
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi hoàn cảnh, Vũ Nương lại bộc lộ những đức tính tốt đẹp
- Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
- Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ( giống mục 1.2)
- Viết một đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mờ; mồm loa mép giãi...
- Kể tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
- Nội dung chính bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Soạn văn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh