Ý kiến của anh (chị) về công lý trong đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám.
Đề bài: Ý kiến của anh (chị) về công lý trong đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám.
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, ta biết đến anh Khoai hô “Khắc xuất, khắc nhập” trong truyện Cây tre trăm đốt, ta biết đến Mai An Tiêm đã chăm chỉ làm ăn, gây được giống dưa hấu quý, biết đến chàng Thạch Sanh dũng cảm cứu được công chúa... Nhưng có lẽ, không một truyện cổ tích nào có đoạn kết gây ra nhiều tranh cãi như truyện cổ tích Tấm Cám, tuy có nhiều dị bản, nhưng những dị bản ấy đều hướng đến bài học về công lý trong cuộc đời.
Tấm là một cô gái hiền lành, xinh đẹp, mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ và một cô em cùng bố khác mẹ tên là cCám. Tấm bị mẹ con Cám ghen ghét, ngược đãi. Mỗi lần Tấm bị ngược đãi, Bụt lại hiện lên an ủi và giúp đỡ. Trong một ngày hội, nhà vua gặp Tấm và lấy làm vợ. Mẹ con Cám vì ghen ghét nên đã giết Tấm để đưa Cám vào làm vợ vua. Tấm nhiều lần hóa thân: thành chim vàng anh, thành cây xoan đào, thành khung cửi, thành cây thị, nhưng đều bị mẹ con Cám tìm cách hãm hại. Cuối cùng, Tấm gặp lại vua và hai người sống hạnh phúc bên nhau. Còn mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng.
Nhưng sự trừng phạt thích đáng dành cho mẹ con Cám có rất nhiều dị bản. Có phiên bản kể rằng mẹ con Cám chết vì sét đánh trên đường về quê. Một cái chết hoàn toàn do thiên nhiên, số phận. Có bản lại kể Tấm sau khi trải qua bao vất vả, quay về bên nhà vua, còn mẹ con Cám vì xấu hổ phải bỏ đi. Nhưng không dừng lại ở đó, có những dị bản rất đáng sợ như sau khi dội nước sôi giết Cám, Tấm mang xác em ngâm mắm gửi cho mẹ kế, thậm chí còn nói quà con gái biếu. Bà dì ghẻ tưởng thật, lấy mắm ra ăn, đến khi ăn hết, thấy đầu lâu con thì lăn đùng ra chết. Một phiên bản tuy giống phần nào nhưng lại nhẹ hơn: Tấm sai quân lính đem nước sôi dội vào Cám, khiến em “chết còng queo ngay lập tức”, còn mẹ kế “uất lên chết theo con”.
Ta có thể nhận ra rằng, có một số cái kết không hề phù hợp với thiếu nhi - vốn là độc giả đông đảo của truyện cổ tích. Việc dội nước sôi, mang xác ngâm mắm trở thành một hình ảnh bạo lực, phản giáo dục và đáng sợ đối với lứa tuổi học sinh. Nhưng dẫu là phiên bản nào, thì cũng phản hạnh ước mơ đối với cuộc đời và công lí xã hội của nhân dân lao động. Truyện gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác để giành và giữ hạnh phúc bản thân. Tác phẩm đã thể hiện quan niệm về hạnh phúc của nhân dân ta.
Công lý của những phiên bản nhẹ nhàng như mẹ con Cám bị sét đánh chết, mẹ con Cám vì xấu hổ nên bỏ đi biệt xứ là những cách kết thúc vẫn đảm bảo phẩm chất hiền lành, giàu lòng vị tha của cô Tấm, thể hiện rõ nét ước mơ của con người về chân lý của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên: Cái thiện chiến thắng cái ác, hạnh phúc mỉm cười với người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với kẻ độc ác. Đó là một bài học mà truyện cổ tích vẫn thường dạy cho chúng ta, rằng ở hiền thì sẽ gặp lành, và một ngày nào đó, những kẻ ác độc sẽ nhận ra lỗi lầm của mình, và sống trong sự dằn vặt đến hết cuộc đời.
Công lý của những phiên bản nặng nề hơn như dội nước sôi rồi mang Cám đi làm mắm đến nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Nhìn nhìn nhận một mặt nào đó, ta nhận ra sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Bởi Tấm đã nhiều lần nhẫn nhục, không làm hại gì đến mẹ con Cám, nhưng mẹ con Cám vẫn hại chết Tấm từ lần này đến lần khác. Nếu Tấm không vùng lên chống trả, lẽ nào cứ chấp nhận để mình bị người khác toan tính sát hại hay sao? Nhân dân đã để cho Tấm thay trời hành đạo, bởi không phải lúc nào ông trời cũng trừng phạt những kẻ xấu xa, vậy thì tự bản thân chúng ta phải vùng dậy, chống trả những người làm tổn thương đến bản thân mình. Người ta trách rằng sao Tấm ác quá, liệu Tấm có phải là một người hiền lành nết na như cô đã từng hay không, hay chính cuộc đời đã khiến một người con gái dịu dàng phải thay đổi bản tính của mình, trở thành một người nhẫn tâm đến vậy? Có người lại bảo, Tấm là một người tốt, nhưng không phải người tốt lúc nào cũng tốt mãi, họ sẽ có những lúc phải tàn nhẫn để bảo vệ cuộc sống của mình, để thoát khỏi những khổ đau do người khác gây ra.
Bài học công lý trong truyện Tấm Cám không giống như những truyện cổ tích khác, đó là bài học phức tạp mà mỗi người phải tự tìm cho mình một cách hiểu riêng, chấp nhận nhiều quan điểm khác nhau, và giữ cho mình một cái kết phù hợp với bản thân. Nhưng dẫu là cái kết nào đi nữa, thì truyện Tấm Cám vẫn luôn là một tác phẩm giàu cảm xúc, về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Xem thêm bài viết khác
- Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: “Đầu lòng hai ả tố nga… đi về mặc ai”.
- Dàn ý phân tích cảnh cho chữ
- Văn mẫu 11 bài viết số 2 đề 3: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát...
- Phân tích ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia
- Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuât, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước y
- Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia...
- Nghị luận: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học bài mẫu 3
- Ý kiến của anh (chị) về công lý trong đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám.
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Đề 5: Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta càng ngày càng xanh-sạch-đẹp
- Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình
- Văn mẫu: Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 11 (4 đề)