Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Chúng ta đã hoàn thành xong toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với bài ôn tập để lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 -1945.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
1. Nước Nga – Xô viết
Thời gian | Sự kiện | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa. |
Tháng 2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi | Tổng bãi công chính trị ở Pê – tơ – rô – grat. Khởi nghĩa vũ trang Nga Hoàng thoái vị. | Lật đổ chế độ Nga Hoàng, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản. Cục diện hai chính quyền song song tồn tại tạo điều kiện chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. |
Tháng 10 – 1917 | Cách mạng XHCN thắng lợi. | Khởi nghĩa vũ trang ở Pê – tơ – rô – grat, tấn công cung điện mùa đông, bắt giữ chính phủ lâm thời tư sản, cách mạng lan rộng và thắng lợi trong cả nước. | Thành lập chính quyền Xô – viết nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới. |
1918 – 1921 | Cuộc đấu tranh xây dựng bảo vệ chính quyền Xô Viết. | Xây dựng hệ thống chính trị - nhà nước mới, đập tan bộ máy nhà nước cũ, đánh thắng thù trong giặc ngoài. | Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Mười, giữ vững chính quyền Xô Viết, đập tan âm mưu chống phá cách mạng của các nước đế quốc. |
1921 - 1941 | Liên Xô xây dựng CNXH | Công nghiệp hóa tập thể hóa nông nghiệp, thực hiện kế hoạch 5 năm. | Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp XHCN. |
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
Thời gian | Sự kiện | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa |
1918 – 1923 | Khủng hoảng kinh tế, chính trị. Cao trào cách mạng. | Khủng hoảng ở hầu khắp các nước tư bản. Cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng, lên cao ở Đức, Hunggari, Pháp. | Các Đảng cộng sản thành lập. Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. |
1924 – 1929 | Thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB | Sản xuất tăng trưởng nhanh, phong trào công nhân tạm thời lắng xuống. | Kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định. |
1929 – 1933 | Khủng hoảng kinh tế thế giới. | Khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, lan rộng toàn thế giới. Kinh tế suy sụp, tài chính rối loạn. | Mâu thuẫn xã hội lên cao, chính trị mất ổn định |
1933 - 1939 | Các nước TB tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. | Cải cách kinh tế, xã hội, tiêu biểu ở Mĩ Phát xít hóa chế độ, gây chiến tranh xâm lược. | Vượt qua khủng hoảng, kinh tế phục hồi và phát triển. Xuất hiện 3 lò lửa chiến tranh. |
3. Các nước Châu Á
Thời gian | Sự kiện | Nội dung chính | Kết quả, ý nghĩa |
Thập niên 20 | Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau chiến tranh thế giới thứ nhất. | Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới về tổ chức, quy mô. Xuất hiện khuynh hướng vô sản trong phong trào giải phóng dân tộc. | Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào ở một số nước. Các đảng cộng sản thành lập mở ra bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc. |
Thập niên 30 | Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh | Đấu tranh thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Hợp tác giữa Đảng cộng sản và các Đảng khác. | Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào. Các Đảng cộng sản trưởng thành về tổ chức và uy tín lãnh đạo các mạng ngày càng tăng. |
II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (!917 – 1945)
- Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất của nhân loại.
- Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản.
- Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những thăng trầm đầy biến động.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.
Xem thêm bài viết khác
- Nhân dân hai nước Việt Nam và Cam – pu – chia đã đoàn kết chiến đấu như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của A – cha Xoa và Pu – côm – bô?
- Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?
- Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước,năm giành độc lập?
- Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ La Tinh biểu hiện như thế nào?
- Tại sao các hội kín dùng hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chúa trong tổ chức và hoạt động?
- Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
- Vì sao đến năm 1883, thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An?
- Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp có gì đáng chú ý?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau hiệp ước 1862?
- Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?