Bài 2: Ấn Độ (Trang 8 – 12,SGK)
Từ giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa đông đảo nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng trở nên sâu sắc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra quyết liệt dưới nhiều hình thức: lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Vậy đó là những cuộc khởi nghĩa nào mời các bạn cùng đến với bài “Ấn Độ”.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Từ đầu thế kỉ XVII, cuộc tranh giành quyền lực của các chúa phong kiến trong nước làm Ấn Độ suy yếu => giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
- Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh.
- Về chính trị - xã hội:
- Thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…
- Tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.
- Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859)
- Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa:
- Bị thực dân Anh đối xử tàn tệ
- Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc hạm.
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
- Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi – rút.
- Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến Đê-li, khắp miền Bắc và một phần miền Tây Ấn Độ.
- Nghĩa quân đã lập được chính quyền ở 3 thành phố lớn.
- Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa kéo dài 2 năm thì bị thực dân Anh đàn áp và dẫn đến thất bại.
- Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa:
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất.
- Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
a. Sự thành lập Đảng Quốc Đại:
- Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc Đại
- Hoạt động: Từ 1885 – 1905: Dùng phương pháp ôn hòa
- Từ 1905: Xuất hiện phái cấp tiến, đòi lật đổ ách thống trị thực dân Anh.
b. Phong trào dân tộc
- Nguyên nhân:
- Tháng 7/1905: Anh ban hành đạo luật chia đôi Bengan -> Thổi bùng lên phong trào đấu tranh.
- Diễn biến:
- Phong trào đấu tranh chống đạo luật Bengan diễn ra mạnh mẽ.
- Tháng 6/1908: công nhân Bombay tiến hành tổng bãi công.
- Kết quả - ý nghĩa:
- Phong trào dân tộc buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luậ chia cắt Ben – gan.
- Phong trào mang đậm ý thức dân tộc
- Đánh dấu một thời kì đấu tranh mới.
- Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ và nhân dân các nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
Câu 2: Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay?
Câu 3: Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa trong Đảng Quốc đại?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Đảng Quốc Đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
Câu 2: Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ?
Xem thêm bài viết khác
- Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn?
- Phong trào Ngũ Tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc?
- Giải bài 25 lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858 – 1918
- Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?
- Hãy phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
- Dựa trên lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của CM Tân Hợi?
- Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
- Việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa gì?
- Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của quốc tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?
- Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào?