Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu: Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?
A. Hoạt động khởi động
Từ cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, xã hội loài người đã chứng kiến bước chuyển hết sức nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất – từ sản xuất nhỏ, thủ công đến sản xuất cơ khí máy móc. Đó chính là cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Năng suất lao động tăng cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện, đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu:
- Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?
- Những phát minh nào có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh?
- Cách mạng công nghiệp đã mang lại những kết quả gì?
Bài làm:
Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp:
Tên gọi “Cách mạng công nghiệp” thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20.
Anh là nước đầu tiên tiến hành Cách mạng công nghiệp vì:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
Một số phát minh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh có thể kể đến là:
- 1735: A-bra-man phát minh ra phương pháp lấy than cốc từ than đá để luyện gang.
- 1764: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
- 1769: Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
- 1784: Máy hơi nước do Giêm-oát chế tạo ra được đưa vào sử dụng.
- 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên chạy bằng hơi nước, năng suất tăng 40 lần.
- Đầu thế kỉ 19: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu được sử dụng.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
- Về kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Về xã hội: Hình thành nên hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp, trong đó tư sản công nghiệp nắm trong tay tư liệu sản xuất và quyền thống trị, vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực, dẫn tới đấu tranh giai cấp.
Xem thêm bài viết khác
- Cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Tìm nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm nước sông. Nêu giải pháp bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông
- Soạn bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896
- Làm rõ nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế? So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương (về lãnh đạo, căn cứ hoạt động, lực lượng tham gia...)
- Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân
- Soạn bài 28: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Hãy chứng minh: Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân chính gây mưa cho Ấn Độ.
- Đọc thông tin, hãy cho biết địa hình bờ biển nước ta bao gồm những dạng chủ yếu nào. Trình bày đặc điểm của mỗi dạng địa hình đó.
- Giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết
- Tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
- Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy: Cho biết những thành phần nào trong xã hội Trung Quốc tham gia đấu tranh chống xâm lược. Hình thức đấu tranh như thế nào, kết quả ra sao?
- Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX.
- Khoa học xã hội 8 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941