Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?
Câu 4: (Trang 71 - SGK Ngữ văn 8) Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì ?
a. Chuột Cống chùi hộ râu và gọi đám bộ hạ: "Kìa chúng hay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
”Lũ chuột hò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại húc mồm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra. Ha ha! Cơm nguội ! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế: vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!" Bác Nồi Đồng run như cầy sấy : “Bùng boong. Ái ái ! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Cái chạn cao thế này, tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất !”.
(Nguyễn Đình Thi, Cái tết của Mèo Con)
b) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Bài làm:
a.
- Ha ha: Biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.
- Ái ái: Biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng, tiếng thốt lên khi bất ngờ bị làm đau
b. Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại những cảm xúc về ngày đầu đến trường của em
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật lão Hạc
- Soạn văn bài: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Soạn văn bài: Lão Hạc
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?
- Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ của địa phương em có sử dụng từ ngữ địa phương
- Soạn văn bài: Đánh nhau với cối xay gió
- Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ
- Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau ?