Nội dung chính bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tính thống nhất về chủ đề của văn bảng". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản muốn biểu đạt.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời rạc hay lệch lạc sang chủ đề khác.
- Để đảm bảo tính thống nhất cần xác định rõ chủ đề của văn bản, xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn dạt những ý đó cho hợp với chủ đề đã được xây dựng.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định được chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản hoặc các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Chủ đề của văn bản
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. ... Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.
- Thống nhất chủ đề văn bản: Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.Văn bản phải có tính mạch lạc, có đối tượng xác định.
- Để đảm bảo tính thống nhất cần xác định rõ chủ đề của văn bản, xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và diễn dạt những ý đó cho hợp với chủ đề đã được xây dựng.
- Để viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định được chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản hoặc các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
VD: Trong văn bản:" Tôi đi học":
Nội dung kể lạ theo dòng hồi tưởng của nhân vật Tôi về ngày đầu tiên đến trường được thể hiện ở:
- Nhan đề của truyện:" Tôi đi học".
- Nội dung của từng phần liên kết, thống nhất, theo dòng hồi tưởng của nhân vật:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “… rộn rã”: Những biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho cho Tôi nhớ lại mình cùng những kỷ niệm trong sáng.
- Đoạn 2: tiếp theo “….trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
- Đoạn 3: tiếp theo “….được nghỉ cả ngày”: Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
- Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học.
Xem thêm bài viết khác
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân
- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt?
- Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người
- Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
- Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật và sự miêu tả của tác giả?
- Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- Soạn văn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Soạn văn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Từ văn bản Cô bé hán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý
- Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?
- Tim các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau: xe cộ, kim loại, hoa quả, người họ hàng, mang.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?