Soạn văn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Trong đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc những từ ngữ chủ đề. KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài chi tiết, đầy đủ để các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
- Các câu trong văn bản có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 36 – SGK) Văn bản sau có thể chia thành mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn văn.
AI NHẦM
Xưa có một ông thầy đồ dạy học ở một gia đình nọ. Chẳng may bà chủ nhà ốm chết, ông chồng bèn nhờ thầy làm cho bài văn tế. Vốn lười, thầy bèn lấy bài văn tế ông thân sinh ra chép lại đưa cho chủ nhà.
Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đồ đến trách: “Sao thầy lại có thể nhầm đến thế?”. Thầy đồ trợn mắt lên cãi: “Văn tế của tôi chẳng bao giờ nhầm, hoạ chăng người nhà ông chết nhầm thì có”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Câu 2 (Trang 36 – SGK) Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau:
a. Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò mồ hôi ướt lưng căng sợi dây thừng, chở vôi cát về xây trường học…. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên em cùng dân làng bèn đắp lại đường.
b. Mưa đã ngớt, trời rạng dần, mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt hiện ra. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những chùm lá bưởi lấp lánh .
c. Nguyên Hồng(1918-1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng,quê ở thành phố Nam Định.Trước Cách mạng,ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng,trong một xóm lao động nghèo.Ngay từ tác phẩm đầu tay,Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết .Sau cách mạng ông bền bỉ sáng tác và được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(năm 1996).
Câu 3 (Trang 37 – SGK) Với câu chủ đề “Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Câu 4 (Trang 37 – SGK) Để giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, một bạn đã đưa ra các ý sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.
Hãy chọn một trong 3 ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Xây dựng đoạn văn trong văn bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn giới thiệu đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Soạn văn bài: Đánh nhau với cối xay gió
- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác
- Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”
- Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão Hạc?
- Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thê giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9/2003 xem số người trên thế giới đă tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay
- Cảm nhận về bản lĩnh và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
- Giới thiệu về tác giả Phan Chu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
- Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào