[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

13 lượt xem

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Hãy sử dụng những cụm từ được cho trong hộp thông tin để hoàn thành câu bên dưới:

1 …………………. được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uých (Greenwich) ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh).

2 …………………. của một điểm là khoảng cách bằng số độ tính từ điểm đó đến kinh tuyến gốc

3 …………………. là các đường nối cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

4 …………………. là vòng tròn chia quả Địa Cầu thành hai phần bằng nhau, phần phía bắc là bán cầu Bắc và phần phía nam là bán cầu Nam.

5 …………………. của một địa điểm là khoảng cách bằng số độ từ địa điểm đó đến Xích đạo.

6 …………………. là các vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu, song song với Xích đạo.

7 …………………. là nửa cầu nằm ở phía bắc của Xích đạo.

8 …………………. là nửa cầu nằm ở phía nam của Xích đạo.

9 …………………. của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa Cầu.

Trả lời:

1. Kinh tuyến gốc

2. Kinh độ

3. Kinh tuyến

4. Xích đạo

5. Vĩ độ

6. Vĩ tuyến

7. Bán cầu Bắc

8. Bán cầu Nam

9. Tọa độ địa lí

Câu 2. Hãy đọc những chỉ dẫn trong hộp thông tin để hoàn thành câu bên dưới:

- Tìm vĩ tuyến là Xích đạo. Ghi Xích đạo lên vĩ tuyến đó trên bản đồ.

- Tìm kinh tuyến là kinh tuyến gốc. Ghi kinh tuyến gốc lên kinh tuyến đó trên bản đồ.

- Những vĩ tuyến và kinh tuyến được thể hiện trên bản đồ được đặt cách nhau 30. Tìm vĩ tuyến đầu tiên nằm phía bắc Xích đạo. Ghi chú vĩ tuyến 30B.

- Tìm vĩ tuyến đầu tiên nằm phía nam Xích đạo. Ghi chú vĩ tuyến 30N. Sau đó đánh dấu chính xác những vĩ tuyến còn lại.

- Tìm kinh tuyến đầu tiên nằm phía đông kinh tuyến gốc. Ghi chú kinh tuyến 30Đ. Tìm kinh tuyến đầu tiên nằm phía tây kinh tuyến gốc. Ghi chú kinh tuyến 30T. Sau đó đánh dấu chính xác những kinh tuyến còn lại.

Trả lời:

Câu 3. Dựa vào hình 1.2, hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D, Đ, E, G được đánh dấu trên bảng đồ.

Trả lời:

Tọa độ địa lí của các điểm:

A: 130Đ, 10B

B: 110Đ, 10B

C: 130Đ, 0

D: 120Đ, 10N

Đ: 140Đ, 0

E: 130Đ, 15B

G: 125Đ, 0

Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái ứng với mô tả chính xác nhất về đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới trong hình 1.1.

A. Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

B. Kinh tuyến là những đường thẳng toả ra theo hình nan quạt. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Tâm của các vĩ tuyến cũng chính là điểm gặp nhau của các đường kinh tuyến.

C. Kinh tuyến là những đường thẳng toả ra từ điểm cực. Vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm mà tâm là nơi gặp nhau của các kinh tuyến.

D. Kinh tuyến giữa là một đường thẳng có độ dài bằng 1/2 độ dài Xích đạo. Các kinh tuyến khác là những đường cong giống hình elip, cách đều nhau, Có chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến giữa.

Trả lời:

  • Chọn đáp án A

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội