[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Tham khảo thêm bản đồ 12.1 (SGK), em hãy liệt kê tên của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay; nêu một đặc điểm mà em biết được về mỗi quốc gia đó?
Quốc gia | Đặc điểm |
Trả lời:
Quốc gia | Đặc điểm |
Việt Nam | Diện tích 331212 km, Dân số hơn 95 triệu người, Thủ đô là Hà Nội |
Bru-nei | Diện tích 5765 km, Dân số hơn 400 ngàn người, Thủ đô là Bandar Seri Begawan |
Cam-pu-chia | Diện tích 181035 km, Dân số hơn 16 triệu người, Thủ đô là Phnom Penh |
Lào | Diện tích 236800 km, Dân số hơn 7triệu người, Thủ đô là Vientiane |
My-an-ma | Diện tích 676578 km, Dân số hơn 53 triệu người, Thủ đô là Naypyidaw |
Phi-líp-pin | Diện tích 300000 km, Dân số hơn 106 triệu người, Thủ đô là Manila |
Sin-ga-po | Diện tích 705 km, Dân số hơn 5 triệu người, Thủ đô là Singapore |
Thái Lan | Diện tích 513120 km, Dân số hơn 69 triệu người, Thủ đô là Bangkok |
Đông-ti-mo | Diện tích 14874 km, Dân số hơn 1,2 triệu người, Thủ đô là Dili |
Ma-lay-si-a | Diện tích 330803 km, Dân số hơn 31 triệu người, Thủ đô là Kuala Lumpur |
In-đô-nê-xi-a | Diện tích 1860360 km, Dân số hơn 267 triệu người, Thủ đô là Jakarta |
Câu 2. Xác định vị trí địa lí của các vương quốc cổ trong hai bảng dưới đây:
Bảng 1:
Tên các vương quốc cổ | Vị trí |
Pê-gu | |
Tha-tơn | |
Chân Lạp | |
Phù Nam | |
Đốn Tốn |
Bảng 2:
Tên các vương quốc cổ | Vị trí |
Chăm-pa | |
Xích thổ | |
Tu-ma-sic | |
Ma-lay-u | |
Ta-ru-ma |
- Em rút ra được những đặc điểm chung gì về vị trí địa lí của các quốc gia trong mỗi bảng?
- Vị trí địa lí đem lại thuận lợi gì cho sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ?
Trả lời:
Bảng 1:
Tên các vương quốc cổ | Vị trí |
Pê-gu | Lưu vực sông I-ra-oa-đi |
Tha-tơn | Dọc trên vịnh biển Be-gan |
Chân Lạp | Lưu vực sông Mê Công |
Phù Nam | Hạ lưu sông Mê Công |
Đốn Tốn | Dọc theo vịnh Thái Lan |
Bảng 2:
Tên các vương quốc cổ | Vị trí |
Chăm-pa | Dọc theo biển Đông, nằm trên lưu vực sông Mê Công |
Xích thổ | Ven biển đông bên dưới Vịnh Thái Lan |
Tu-ma-sic | Ven biển Đông bên dưới Vịnh Thái Lan |
Ma-lay-u | Nằm trên quần đảo lớn giáp Ấn Độ Dương |
Ta-ru-ma | Nằm trên vùng biển Gia-va |
Đặc điểm chung gì về vị trí địa lí của các quốc gia trong mỗi bảng:
- Bảng 1 các quốc gia đều nằm trên lưu vực, hạ lưu các con sông lớn
- Bảng 2: các quốc gia nằm dọc bên các biển lớn, nằm trên các quần đảo lớn.
Vị trí địa lí đem lại thuận lợi:
- Xây dựng các nền nông nghiệp phát triển
- Thuận lợi phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng,...
Câu 3. Quá trình ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X gắn với sự phát triển của những ngành kinh tế nào? Hãy nêu vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên dẫn đến sự phát triển đó?
Trả lời:
Quá trình ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X gắn với sự phát triển của: nông nghiệp (cung cấp lương thực, thực phẩm)
Ví trị địa lí, điều kiện tự nhiên:
- Hình thành trên lưu vực các con sông lớn như sông Mê Công, Mê Nam,...
- Điều kiện khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa thuận lợi nông nghiệp
Câu 4. Quan sát lược đồ và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
1. Dùng bút chì khoanh phạm vi vùng nào phát triển nhất khu vực trước và sau thế kỉ VII.
2. Vương quốc nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực ở mỗi giai đoạn?
3. Đánh dấu những địa danh nào là trung tâm văn hoá, kinh tế quan trọng của lịch sử khu vực trong hai giai đoạn đó? (nhớ ghi lại thời gian tồn tại bên cạnh tên địa danh).
Trả lời:
1. Phạm vi vùng nào phát triển nhất khu vực trước và sau thế kỉ VII:
- Trước thế kỉ VII:
- Sau thế kỉ VII:
2. Vương quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực ở mỗi giai đoạn:
- Giai đoạn đầu Công nguyên đến thế kỉ VII: vương quốc Phù Nam
- Giai đoạn thế kỉ VII đến thể kỉ X: vương quốc Sri Vi-giay-a
3. Địa danh là trung tâm văn hoá, kinh tế quan trọng của lịch sử khu vực trong hai giai đoạn: