[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Em hãy nối các dữ liệu dưới đây sao cho phù hợp.

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Trả lời:

  • 1- F
  • 2- E
  • 3- D
  • 4- B
  • 5- C
  • 6- A

Câu 2. Em hãy hoàn thành sơ đồ bên dưới:

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam

Trả lời:

Hoàn thành sơ đồ:

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: phần lớn cư dân sống bằng nghề trồng lúa.

- Thủ công nghiệp: nhiều sản phẩm thủ công nghiệp độc đáo thể hiện đặc trưng của vùng văn hóa sông nước vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

- Thương nghiệp: mở cửa giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mã Lai,…Hoạt động buôn bán nhộn nhịp ở cảng thị, đặc biệt là cảng Óc Eo.

* Xã hội:

- Quý tộc: sống trong thành thị, giàu có.

- Thương nhân: chủ yếu hoạt động ở thành thị, trao đổi buôn bán sản vật, hàng hóa.

- Thợ thủ công: chủ yếu hoạt động ở thành thị, làm nghề kim hoàn, làm đồ trang sức, tạc tượng.

- Nông dân: ở vùng nông thôn, làm nông, trồng lúa.

Câu 3. Em hãy lựa chọn các dữ kiện bên dưới để điền vào chỗ trống.

a. nhà sàn b. thành thị

c. Hin-đu giáo d. Phật giáo

e. bức chạm nổi f. ghe thuyền

g. gỗ h. kim hoàn

i. Ấn Độ j. sông nước

k. chữ Phạn

Đời sống hằng ngày gắn bó với....................... là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hoá Phù Nam. Người Phù Nam ở................, làm nhà trên kênh rạch, xây .................. ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng,................

…..........đã du nhập vào Phù Nam.Trong bốn bia khắc bằng............... tồn tại đến ngày nay, bia Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) còn khá nguyên vẹn................ và Phật giáo đều được du nhập từ .......................và phát triển ở Phù Nam. Thế kỉ V - VI, ..................chiếm ưu thế. Nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là .............vẫn còn tổn tại đến ngày nay.

Bên cạnh một nền nghệ thuật ................. tinh tế, phát triển cao, Phù Nam còn nổi tiếng với những ................. trên đá, đất nung.

Trả lời:

Đời sống hằng ngày gắn bó với sông nước là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hoá Phù Nam. Người Phù Nam ở nhà sàn, làm nhà trên kênh rạch, xây thành thị ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.

Chữ Phạn đã du nhập vào Phù Nam.Trong bốn bia khắc bằng chữ Phạn tồn tại đến ngày nay, bia Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) còn khá nguyên vẹn. Hin-du giáo và Phật giáo đều được du nhập từ Ấn Độ và phát triển ở Phù Nam. Thế kỉ V - VI, Phật giáo chiếm ưu thế. Nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là gỗ vẫn còn tổn tại đến ngày nay.

Bên cạnh một nền nghệ thuật kim hoàn tinh tế, phát triển cao, Phù Nam còn nổi tiếng với những bức chạm nổi trên đá, đất nung.

Câu 4. Em hãy lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái ứng với câu trả lời mà em cho là đúng.

1. Những sản phẩm thủ công nghiệp thể hiện đặc trưng của vùng văn hoá sông nước là:

A. tượng Phật bằng gỗ.

B. đồ trang sức bằng vàng.

C. ấm vòi cổ ngỗng và cà ràng.

D. ấm đất nung.

2. Khía cạnh nào trong văn hoá vất chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sông nước?

A. Xây thành thị ven biển.

B. Đi lại bằng xe ngựa.

C. Làm nhà trên kênh rạch, đi lại bằng mảng, ghe thuyền.

D. Trồng lúa nước.

Trả lời:

1. A 2. C


  • 16 lượt xem