[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại

  • 1 Đánh giá

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Từ những thông tin về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, em hãy cho biết:

1. Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?

2. Những nghề nghiệp nào của người Hy Lạp cổ đại mà em có thể suy ra từ sự phụ thuộc này?

3. Điều gì về vị trí địa lí của Hy Lạp cho phép nó trở thành một quốc gia thương mại lớn?

Trả lời:

Cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển vì:

  • Địa hình Hy Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn -> không thuận lợi nông nghiệp.
  • Hy Lạp có đường bờ biển dài, bờ biển đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, có hàng nghìn hòn đảo nhỏ, có nhiều cảng biển lớn, nổi tiếng -> thuận tiện giao thương, buôn bán.

2. Những nghề nghiệp như thương nhân, đánh bắt,…

3. Vị trí địa lí của Hy Lạp cho phép nó trở thành một quốc gia thương mại lớn:

- Đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo nhỏ.

- Bờ biển đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên.

- Có nhiều cảng biển lớn.

Câu 2. Từ những thông tin ở trang 54 và 55 trong SGK liên quan đến tổ chức nhà nước ở A-ten, em hãy cho biết:

1. Nhà nước A-ten có những cơ quan chính nào?

2. Cơ quan nào được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước? Ý nghĩa của việc đó là gì?

3. Những ai thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn?

4. Những ai không được tham gia bầu cử, bầu chọn?

5. Nền dân chủ A-ten có thực sự là chế độ dân chủ? Hãy so sánh chế độ dân chủ của A-ten với một chế độ dân chủ ngày nay mà em cho là tiêu biểu.

Trả lời:

1. Nhà nước A-ten có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tướng lĩnh, Hội đồng 500, Tòa án 6000 người.

2. Cơ quan được quyết định việc bầu cử, bốc thăm bổ nhiệm các chức vụ của nhà nước là: Đại hội nhân dân.

=> Ý nghĩa: Có quyền bầu cử, giám sát , bãi nhiệm các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò.

3. Những người thực sự được tham gia bầu cử và bầu chọn: tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên.

4. Những người không được tham gia bầu cử, bầu chọn: phụ nữ, người nước ngoài, nô lệ.

5. Nền dân chủ A-ten chế độ dân chủ.

* Sp sánh chế độ dân chủ của A-ten với chế độ ở Việt Nam ngay nay:

- Dân chủ chủ nô ở Aten: Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân. Chỉ nam công dân từ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa: Toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra. Tất cả mọi người từ đủ 18 tuổi trở lên đều được quyền bầu cử

Câu 3. Hoàn thành lược đồ dưới đây để xác định những nơi mà người Hy Lạp đã sinh sống khoảng năm 400 TCN.

1. Hãy điền vào lược đồ vị trí của biển Ê-giê, biển I-nô-ni, đảo Crét.

2. Điền tên các quốc gia thành thị sau vào lược đồ: A-ten, Xpác.

3. Điền tên hai địa danh nổi tiếng sau vào lược đồ: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.

4. Tô màu cho bản đồ. Hãy dùng màu xanh da trời cho vùng biển và màu vàng cho đất liền.

5. Tham khảo thêm các thông tin để viết một câu chuyện lịch sử ngắn về một trong hai địa danh: Ma-ra-tông và Ô-lim-pi-a.

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại

Trả lời:

* Các em tham khảo bảng đồ hình 10.2 trong SGK để hoàn thành ý 1, 2, 3, 4

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại

5. Viết câu chuyện lịch sử ngắn về địa danh Ô-lim-pi-a:

Là nơi chứa đựng các công trình văn hóa của Hy Lạp cổ đại ở Elis, là địa điểm của các Thế vận hội trong thời kỳ cổ đại, về tầm quan trọng ngang hàng với Pythian Games được tổ chức ở Delphi.

Khu vực khảo cổ này bao gồm các tòa nhà được bố trí không theo trật tự. Phía Bắc của khu vực khảo cổ là prytaneion và Philippeion, cũng như hệ thống các kho tàng đại diện cho các quốc gia-thành phố khác nhau. Metroon nằm về hướng Nam của các kho tàng này với Echo Stoa về phía Đông. Về phía Nam của kho khu vực khảo cổ là Nam Stoa và Bouleuterion, nơi phía Tây của là nơi chứa đựng palaistra, nhà xưởng của Pheidias, Gymnasion và Leonidaion. Nằm bên trong temenos là các đền thờ thần Hera và thần Zeus, Pelopion và khu vực bàn thờ, nơi các nghi lễ hiến sinh được thi hành. Công trình hippodrome và sân vận động cũng nằm về phía Đông.

Olympia cũng nổi danh với tượng thần Zeus khổng lồ bằng ngà voi và vàng được chạm khắc bởi Pheidias trước đây thường đứng ở đó. Tượng thần Zeus là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại được bầu chọn bởi Antipater xứ Sidon. Rất gần đền thờ thần Zeus (nơi chứa bức tượng này) là xưởng điêu khắc của Pheidias, xưởng này được khai quật vào thập niên 1950. Các chứng tích được tìm ra ở đây, chẳng hạn như các công cụ của nhà điêu khắc đã chứng thực cho ý kiến này. Các tàn tích cổ đại nằm phía Bắc của sông Alfeios và nằm cạnh đồi Cronius hoặc Kronios (đồi Kronos, hay thần Cronus). Kladeos, một nhánh của Alfeios, chạy quanh khu vực này.

Câu 4. Em hãy cho biết ý nghĩa của những từ khoá sau đây.

Từ khóaÝ nghĩa
Pi-rê
Thành bang
Đại hội nhân dân
I-li-át và Ô-đi-xê
Pác-tê-nông
Pi-ta-go
Hê-rô-đốt

Trả lời:

Từ khóaÝ nghĩa
Pi-rêMột cảng biển buôn bán hàng hóa và nô lệ lớn nhất vùng Địa Trung Hải thời cổ đại.
Thành bangLà các bang độc lập của Hy Lạp cổ đại. Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, luật pháp, đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Đại hội nhân dânCơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước A-ten.
I-li-át và Ô-đi-xêHai bộ sử thi nổi tiếng ở Hy Lạp.
Pác-tê-nôngNgôi đền nổi tiếng ở Hy Lạp.
Pi-ta-goNhà toán học nổi tiếng ở Hy Lạp, phát minh ra định lí Pi-ta-go.
Hê-rô-đốtNhà khoa học, triết học nổi tiếng ở Hy Lạp

Câu 5. Đọc đoạn văn bên dưới và cho biết: Ác-si-mét đã ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tế như thế nào?

Ác-si-mét (287 TCN - 212 TCN) là nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đi tiên phong trong việc ứng dụng kiến thức toán học và vật lí vào thực tế. Ví dụ, ông đã sử dụng kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ. Khi người La Mã tấn công Syracuse (quê hương của ông trên đảo Xi-xin thuộc nước Ý ngày nay), Ác-si-mét đã chế tạo các thiết bị để đánh trả họ. Theo nhà sử học Plu-tác (Plutarch) của La Mã cổ đại, vũ khí của Ác-si-mét hiệu quả đến nỗi nếu người La Mã “có nhìn thấy một sợi dây thừng nhỏ hoặc một mảnh gỗ trên tường... họ đã quay lưng và bỏ chạy”.

Trả lời:

Ác-si-mét đã ứng dụng: kĩ thuật đòn bẩy, ròng rọc,... của vật lí để chế tạo vũ khí phòng thủ. -> Chế tạo các thiết bị để đánh trả khi người La Mã tấn công Syracuse.

Câu 6. Theo thứ tự từ đáy lên đỉnh, em hãy viết ra:

1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại.

2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này.

3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống.

[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại

1. Ba điều em đã học được từ bài Hy Lạp cổ đại:

- Các tổ chức nhà nước thời Hy Lạp hiện đại hơn so với các nhà nước khác, thể hiện tư duy trong bộ máy tổ chức nhà nước.

- Nền văn minh và văn hóa Hy Lạp cổ đại nhưng rất hiện đại và đa dạng như các công trình thời Hy Lạp cổ đại.

- Những phát minh của những nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đã đặt nền móng cho khoa học phương Tây và thế giới.

2. Hai điều mà em thấy thú vị nhất qua bài học này:

- Các phát minh thời Hy Lạp cổ đại rất thú vị và vẫn còn áp dụng cho thực tế ngày nay.

- Tìm hiểu về công trình thời Hy Lạp cổ đại.

3. Một điều từ bài Hy Lạp cổ đại, em có thể áp dụng vào cuộc sống:

- Các công trình nghiên cứu về toán học của các nhà toán học như Ta-lét, Pi-ta-go,… các nhà vật lí như Ác-si-mét. -> Áp dụng các định lí vào thực tiễn cho đến ngày nay.


  • 82 lượt xem