[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 1: Lịch sử là gì?
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 1: Lịch sử là gì? sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống
a. lịch sử b. xuất hiện
c. biến đổi d. tương lai
e. bài học kinh nghiệm f. cội nguồn
g. thời gian h. khoa học
i. hoạt động j. loài người
k. quá khứ l. đấu tranh
Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và ................. theo ..................... Xã hội ................. cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử.
..................... là những gì đã xảy ra trong ................. bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi ..................đến nay.
Môn Lịch sử là môn ..................... tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những ...................... của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Học lịch sử để biết được ................... của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, ....................... như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học lịch sử còn để đúc kết những ....................... của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và .....................
Trả lời:
Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử.
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
Môn Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. Học lịch sử còn để đúc kết những bài học của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Câu 2. Nối dữ liệu hai cột bên dưới để miêu tả được đặc điểm các nguồn dữ liệu.
Trả lời:
- 1- D
- 2- C
- 3- B
- 4- A
Câu 3. Đây là những bút tích của người cha ghi lại trên bức hình con trai của ông, liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng (1951 – 1971).
Yêu cầu:
1. Dựa vào thông tin nào trong những dòng bút tích để em biết đó là việc đã xảy ra trong quá khứ? Hãy đặt những câu hỏi lịch sử thường đi với các từ: ai, khi nào, ở đâu?... để tìm hiểu thêm thông tin về bức ảnh.
2. Bức ảnh chụp và những dòng bút tích đi cùng có phải là tư liệu gốc không? Tại sao?
3. Dựa vào những thông tin đó, em hãy viết một câu chuyện lịch sử ngắn dựa trên những thông tin có trong tư liệu.
Trả lời:
1. Dựa vào thông tin ngày tháng năm trong những dòng bút tích để biết đó là việc đã xảy ra trong quá khứ: ngày 16 – 12 – 1970.
Đặt câu hỏi:
- Ai là người viết những dòng bút tích này?
- Những bút tích này được viết khi nào?
- Bức ảnh liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng được ai chụp?
- Bức ảnh liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng được chụp ở đâu?
2. Bức ảnh chụp và những dòng bút tích đi cùng là tư liệu gốc. Bởi vì đây là tư liệu liên quan đến sự kiện lịch sử và có thời điểm, thời gian diễn ra cụ thể.
3. Đoạn văn:
Những bút tích mà cha của một liệt sĩ đã ghi lại trên bức hình của con trai ông, đó chính là liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng. Liệt sĩ Phạm Ngọc Hùng sinh năm 1951 và mất năm 1971, là chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là bức ảnh kỉ niệm ngày anh Phạm Ngọc Hùng chính thức trở thành chú giải phóng quân. Bức hình trên được cha anh chụp vào lục 10 giờ 30 phút, ngày 16 – 2 -1970 tại Nho Quan, Ninh Bình. Bức ảnh trên chính là lúc anh vừa được phát bộ quần áo mới Quân giải phóng.
Câu 4. Tục ngữ Việt Nam có câu “Tam sao thất bản” theo em loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó? Kể tên và giải thích tại sao.
Trả lời:
Đối với câu “Tam sao thất bản”, thể loại tư liệu truyền miệng có thể mắc hạn chế.
* Bởi vì đây chỉ là những tư liệu được truyền từ đời này sang đời khác, người này sang người khác, không có một bằng chứng nào để chứng minh những tư liệu này sang có hoàn toàn đúng lịch sử hay không.
Câu 5. Ngạn ngữ có câu: “Nói có sách, mách có chứng“. Theo em câu ngạn ngữ đó có đúng trong phương pháp nghiên cứu và học lịch sử không? Tại sao?
Trả lời:
Theo em, ngạn ngữ đó đúng trong phương pháp nghiên cứu và học lịch sử.
* Bởi vì lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, là những sự thật đã diễn ra trong quá khứ. Khi chúng ta đưa ra sự kiện lịch sự nào thì phải cần có các bằng chứng để có thể thuyết phục được người nhận thông tin, chứng minh được các thông tin đó là chính xác.
Câu 6. Đọc văn bản bên dưới và cho biết:
Lăng mộ vua Ai Cập Tu-tan-kha-mun (1341 TCN - 1323 TCN) được phát hiện năm 1922. Khi mở quan tài ra, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn.
Theo các văn bản của Ai Cập cổ đại, Tu-tan-kha-mun chết vào năm 19 tuổi, sau khi trị vì 9 năm. Tại sao ông vua này lại chết khi còn rất trẻ, liệu có phải ông ấy bị giết chết không?
Khám nghiệm xác ướp lần đầu tiên vào năm 1924, các nhà khảo cổ học phát hiện Tu-tan-kha-mun cao 1,68 m, cơ thể gầy gò, hàm trái có một vết cắt, xương sống bị cong nên dáng đi của ông có thể hơi gù.
Năm 1968, kết quả chụp X-quang cho thấy: Xác ướp có một vết thương ở má trái, hơi bị hở hàm ếch và có vài mảnh xương trong khoang não. Nghỉ vấn đặt ra: Liệu có ai đó đã dùng vật nặng đánh mạnh vào đầu, giết chết vị vua này?
Nửa thế kỉ trôi qua, vào năm 2005, máy chụp cắt lớp CT Scan của y khoa hiện đại chụp ra 1700 hình ảnh từ xác ướp, giúp phục dựng lại khá chính xác khuôn mặt vua Tu-tan-kha-mun, phát hiện thêm bàn chân bên trái bị gãy rất nặng và bị nhiễm trùng trước khi chết.
Năm 2010, dựa trên kết quả giám định DNA từ xương, răng của xác ướp, các nhà khoa học đã đi đến kết luận: Cha mẹ của vua Tu-tan-kha-mun là anh em cùng huyết thống, đó là nguyên nhân gây ra lỗi gen - hở hàm ếch, chân vòng kiêng, gây nhiễm trùng xương ở bàn chân trái. Ông vua này còn bị bệnh sốt rét. Đó là những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tu-tan-kha-mun.
- Bí ẩn nào về vị vua này mà khoa học lịch sử cần phải làm sáng tỏ?
- Tư liệu chữ viết cung cấp những thông tin gì? Kể tên những tư liệu hiện vật có trong câu chuyện. Đó có phải là những tư liệu gốc không? Tại sao?
- Những ngành khoa học nào hỗ trợ giải mã tư liệu? Kết luận của các nhà khoa học lần lượt thay đổi như thế nào trên cơ sở giải mã tư liệu?
Trả lời:
- Bí ẩn cần phải làm sáng tỏ: nghi vấn về cái chết của vị vua Ai Cập -> liệu nhà vua có bị giết chết hay không? Bởi vì khi mở quan tài ra thì xác ướp vẫn còn nguyên vẹn và vị vua chết khi còn rất trẻ.
- Những tư liệu hiện vật: Lăng mộ vua Ai Cập Tu-tan-kha-mun
- Kết quả chụp X-Quang
- Kết quả giám định DNA từ xương, răng của xác ướp
-> Đây là những tư liệu gốc. Bởi vì liên quan đến sự kiện lịch sử có thật, liên quan đến nhân vật lịch sử và có thời điểm, thời gian diễn ra cụ thể.
- Những ngành khoa học hỗ trợ giải mã tư liệu: khoa học lịch sử (khảo cổ học), y học (khám nghiệm tử thi, chụp X-Quang, giám định DNA)
Kết luận thay đổi:
- Đầu tiên, khám nghiệm năm 1924, phát hiện Tu-tan-kha-mun cao 1,68 m, cơ thể gầy gò, hàm trái có một vết cắt, xương sống bị cong nên dáng đi của ông có thể hơi gù.
- Năm 1968, kết quả chụp X-quang cho thấy: Xác ướp có một vết thương ở má trái, hơi bị hở hàm ếch và có vài mảnh xương trong khoang não.
- Năm 2005, máy chụp cắt lớp CT Scan của y khoa hiện đại chụp ra 1700 hình ảnh từ xác ướp, giúp phục dựng lại khá chính xác khuôn mặt vua Tu-tan-kha-mun, phát hiện thêm bàn chân bên trái bị gãy rất nặng và bị nhiễm trùng trước khi chết.
- Năm 2010, dựa trên kết quả giám định DNA từ xương, răng của xác ướp, các nhà khoa học đã đi đến kết luận: Cha mẹ của vua Tu-tan-kha-mun là anh em cùng huyết thống, đó là nguyên nhân gây ra lỗi gen - hở hàm ếch, chân vòng kiêng, gây nhiễm trùng xương ở bàn chân trái. Ông vua này còn bị bệnh sốt rét. Đó là những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tu-tan-kha-mun.