[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Xác định những ý dưới đây đúng (Đ) hay sai (S) bằng cách đánh dấu X vào ô vuông tương ứng
Trả lời:
Câu 2. Quan sát hình
1. Dựa vào hình 16.1, em hãy lựa chọn và khoanh tròn từ đúng trong bảng dưới đây với số đã cho trên hình.
TT | Từ lựa chọn | |
1 | bốc hơi | nước rơi |
2 | sông | suối |
3 | nước rơi | bốc hơi |
4 | sông | hồ |
5 | đại dương | sông |
6 | Mặt Trăng | Mặt Trời |
2. Đánh số các câu dưới đây theo thứ tự đúng để thể hiện vòng tuần hoàn lớn của nước.
- Trời lại mưa.
- Nước sông đổ vào đại dương.
- Trời mưa.
- Nước bốc hơi tạo thành mây.
- Nước mưa đổ vào các dòng suối.
- Trời nắng và đại dương ấm dần lên.
- Nước suối đổ vào các dòng sông.
3. Trình bày vòng tuần hoàn lớn của nước.
Trả lời:
1.
- 1. nước rơi
- 2. suối
- 3. bốc hơi
- 4. sông
- 5. đại dương
- 6. Mặt Trời
2.
- 1- Nước bốc hơi tạo thành mây.
- 2- Trời mưa.
- 3- Nước mưa đổ vào các dòng suối.
- 4- Nước suối đổ vào các dòng sông
- 5- Nước sông đổ vào đại dương
- 6-Trời nắng và đại dương ấm dần lên
- 7- Trời lại mưa
3. Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây -> mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết -> mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển -> biển lại bốc hơi,...
Câu 3. Dựa vào hình 16.3 trong SGK, em hãy hoàn thành bảng sau:
Vòng tuần hoàn nước | Vòng tuần hoàn nhỏ | Vòng tuần hoàn lớn |
Giống nhau | ||
Khác nhau |
Trả lời:
Vòng tuần hoàn nước | Vòng tuần hoàn nhỏ | Vòng tuần hoàn lớn |
Giống nhau | Đều là quá trình vận chuyển nước, là những chu kì khép kín. | |
Khác nhau | Ít giai đoạn (2 giai đoạn) Phạm vi hẹp (chủ yếu ở biển và đại dương) | Nhiều giai đoạn hơn (3 giai đoạn) Phạm vi rộng (lục địa, biển và đại dương), có thể đưa nước đến khắp nơi trên Trái Đất |
Câu 4. Quan sát hình dưới đây, hãy chọn và điền các từ đã cho vào ô trống để hoàn thành sơ đồ thể hiện quá trình hình thành băng hà.
Trả lời:
Băng hà -> Tuyết hạt bị nén -> Tuyết hạt -> Bông tuyết
Câu 5. Quan sát hình 16.3 và 16.4, em hãy hoàn thành sơ đồ.
Trả lời:
- Nơi xuất hiện: ở 2 cực Nam và cực Bắc
- Tỉ lệ trên và dưới mặt nước: Trong thời kỳ băng hà, băng bao phủ tới 38% mặt đất
- Lợi ích mang lại: cung cấp nước ngọt (một tảng băng trôi nhỏ với chiều dài khoảng 30 m, rộng 20 m và cao 200 m có thể cung cấp tới 180 triệu lít nước - đủ để cung cấp nước cho một thành phố công nghiệp trong 1 ngày)
- Sự nguy hiểm đối với tàu thuyền: các núi băng rộng hàng chục km, dài khoảng 600 km, nhưng phần nhô lên khỏi mặt nước chỉ cao khoảng 60 đến 90 m, mối hiểm họa lớn của bà mẹ biển đối với tàu thuyền.
- Đôi nét về sự kiện tàu ti-ta-nic: tàu Titanic nổi tiếng chìm vào ngày 14/4/1912 lúc 23:40 phút vì va phải tảng băng lớn hơn nó tới hàng ngàn lần. Lượng nước tràn vào khoang tàu: Lỗ hổng với dung tích 0.3 mét khối trên vỏ tàu khiến mỗi phút có khoảng 400 tấn nước biển chảy vào trong khoang. Trong khoảng thời gian 3 tiếng đến khi tàu chìm có đến 10.000 tấn nước tràn vào tàu.
Câu 6. Em hãy đọc thông tin trong các ô dưới đây và xem hình 16.5 để trả lời câu hỏi sau:
Hãy chứng minh tầm quan trọng của nước. Giải thích vì sao cần phải bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt?
a. Nếu đổ toàn bộ nước trên thế giới vào 100 li nước cực lớn, ta có 97 li là nước mặn và chỉ có 3 li là nước ngọt. Tuy nhiên, 2 trong 3 li nước ngọt ấy là từ băng ở Bắc Cực và Nam Cực. Trong li nước ngọt còn lại, hơn một nửa là nước ngầm. Hầu hết các loại nước khác bị nhiễm bẩn. Con người chỉ có thể sử dụng khoảng 0,005% nước trên Trái Đất.
b. Toàn bộ sự sống trên Trái Đất đều khởi nguồn từ nước. Thoạt tiên, những sinh vật nhỏ bé được sinh ra từ đại dương, dần dần chúng di chuyển lên đất liền. Những sinh vật nhỏ bé đầu tiên rời biển cách đây 3 tỉ năm. Chúng sử dụng thực vật làm thức ăn và ngày càng sinh sôi nảy nở.
c. Các loài sinh vật trên Trái Đất đều cần nước và bản thân chúng chứa đựng rất nhiều nước. Trong cơ thể con người có 70% là nước, một số loài thực vật, cơ thể của chúng chứa đến 95% nước.
Trả lời:
* Tầm quan trọng của nước:
- Toàn bộ sự sống trên Trái Đất đều khởi nguồn từ nước, tất các loài sinh vật trên Trái Đất, con người chúng ta đều cần nước. Nước là tài nguyên quý giá, rất cần thiết cho tất cả các hoạt động sống trên Trái Đất
- Các loài sinh vật trên Trái Đất đều cần nước và bản thân chúng chứa đựng rất nhiều nước. Một số loài thực vật, cơ thể của chúng chứa đến 95% nước.
- Nước chiếm đến tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.
* Cần phải bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt vì: nước ngọt rất quan trọng trong đời sống thế nhưng nước ngọt ngày càng khan hiếm:
- Nước giúp duy trì nhiều hệ sinh thái và cung cấp nguồn sống cho người dân trên toàn thế giới.
- Chỉ khoảng 3% nước trên trái đất là nước ngọt và có thể sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt. Trong 3% ít ỏi này, gần 70% lượng nước là tuyết và băng, 30% là nước ngầm, dưới 0,5% là nước mặt ở các sông, hồ và ít hơn 0,05% trong khí quyển.
- Do sự phát triển không ngừng và việc khai thác, sử dụng nguồn nước không cần bằng và bền vững mà nhiều con sông, hồ, và các nguồn nước khác nhau đã bị khô cạn dần hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng, không thể phục hồi.
=> Cần phải bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt để duy trì và bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 23: Con người và thiên nhiên
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 4: Lược đồ trí nhớ
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 17: Sông và Hồ
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Hy Lạp cổ đại
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: La Mã cổ đại