[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 4: Xã hội nguyên thủy
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 4: Xã hội nguyên thủy sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Em hãy nối các dữ kiện ở các cột A, B, C với nhau để thể hiện các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy.
Trả lời:
* Bầy người nguyên thủy:
- Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau.
- Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
* Công xã thị tộc:
- Gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau.
- Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc.
- Đứng đầu là tộc trưởng.
Câu 2. Em hãy điền những từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để thể hiện sự phát triển trong cách thức lao động của người nguyên thuỷ.
Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể ........................ được. Từ săn bắt, họ dần phát hiện những con vật có thể ........................ và ........................
Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, ........................, ........................ và ........................ động vật, người nguyên thuỷ đã bắt đầu đời sống ......................
Trả lời:
Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được. Từ săn bắt, họ dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật, người nguyên thuỷ đã bắt đầu đời sống định cư.
Câu 3. Quan sát hình ảnh mô phỏng một khu vực cư trú của người nguyên thuỷ ở trang 15, em hãy ghi chú từng cảnh trong đời sống của họ.
Trả lời:
1. Di chuyển từ khu rừng này đến khu rừng khác để săn bắt, hái lượm
2. Sống trên các vách đá, vách núi, săn bắt thú rừng.
3. Bắt đầu biết xây dựng lều để trú ngụ
4. Biết sử dụng các công cụ bằng đá mài
5. Biết tạo ra lửa, ăn thức ăn được làm chín
6. Biết tự tạo ra các công cụ lao động
7. Phát hiện ra các hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được
8. Săn bắt hái lượm ngày càng nâng cao với các dụng cụ bằng đá
9. Biết chăn nuôi để tự tạo thêm nguồn thức ăn
10. Trồng trọt để tự tạo ra nguồn thức ăn
11. Bắt đầu đợi sống định cư
Câu 4. Quan sát hình ảnh dưới đây, hãy đặt các câu hỏi về những điều mà em muốn biết liên quan đến đời sống của người nguyên thuỷ (Gợi ý: Người nguyên thuỷ làm thế nào để tạo ra lửa? Họ dùng lửa để làm gì?,...).
Trả lời:
Đặt câu hỏi:
- Người nguyên thủy làm gì để hạn chế các công việc cực nhọc và nguy hiểm?
- Người nguyên thủy chế tạo ra lửa bằng cách nào?
- Người nguyên thủy chế tạo ra các công cụ lao động bằng thứ gì?
- Người nguyên thủy dùn các công cụ lao động họ tạo ra để làm gì?
- Tại sao họ phát hiện ra được ngũ cốc, cây quả có thể trồng được?
- Tại sao người nguyên thủy có thể phát triển và dần sống theo hình thức định cư?
Câu 5. Hãy tưởng tượng em đang ở trong một khu rừng già, xa xôi, hoang vắng, chỉ có cây cối, hang đá, thú rừng và không có các vật dụng thời hiện đại như bật lửa, diêm, điện thoại di động, áo mưa, lương thực,... Làm thế nào để em có thể tồn tại?
Trả lời:
Để có thể tồn tại thì em sẽ:
- Đi tìm nguồn thức ăn có sẵn trong rừng để không bị chết đói.
- Tự tạo ra lửa để ấm cơ thể và chế biến thức ăn.
- Cẩn thận với các loài thú rừng, lựa chọn một nơi an toàn để có thể trú ngụ
- Xây dựng một nơi trú ngụ tạm thời bằng lá cây, cành cây, tìm nơi trụ ngụ ở gần nguồn nước để duy trì sự sống.
Câu 6. Em hãy thiết kế một bảng thực đơn của Người tối cổ. Những thức ăn nào phổ biến với họ mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng?
Trả lời:
* Thiết kế bảng thực đơn của người tối cổ:
- Thức ăn:
- Các loại hoa quả rừng (chuối rừng, sắn rừng, khoai rừng,…)
- Các loại thú rừng được săn bắt (lợn rừng, bò rừng,…)
- Nguồn nước:
- Nguồn nước từ các con sống, con suối.
- Nguồn nước từ thác nước.
* Những thức ăn phổ biến với họ mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng:
- Các loại hoa quả rừng như chuối,…
- Các loại thú rừng như lợn rừng.
- Sử dụng nguồn nước từ sông suối và sau đó lọc nước sạch để sử dụng.
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 17: Sông và Hồ
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 6: Ai cập cổ đại
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 4: Lược đồ trí nhớ
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 23: Con người và thiên nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 5: Vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất