[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Hãy điền các nội dung thích hợp vào chỗ trống (…) trong hình sau để thể hiện chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Trả lời:
Câu 2. Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì sự luân phiên này có đêm không? Tại sao?
Trả lời:
Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục thì sự luân phiên này không có đêm.
Bởi vì có sự vận động quay quanh trục của Trái Đất thì mới sinh ra các hiện tượng địa lí như sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể,…
Câu 3. Hãy điền nội dung phù hợp với đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất vào bảng sau:
Trả lời:
- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông.
- Trục Trái Đất: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, trục này nối liền 2 cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66O30’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Thời gian một vòng chuyển động: 24 giờ (một ngày đêm).
Câu 4. Căn cứ vào hình 6.4 trong SGK, hãy điền múi giờ và số giờ lệch so với múi giờ Hà Nội của các thành phố trong bảng sau:
Thành phố | Niu-Iooc | Mát-xcơ-va | Hà Nội | Bắc Kinh | Tô-ky-ô |
Múi giờ | |||||
Lệch so với múi giờ Hà Nội |
Trả lời:
Thành phố | Niu-Iooc | Mát-xcơ-va | Hà Nội | Bắc Kinh | Tô-ky-ô |
Múi giờ | -4 | +3 | +7 | +8 | +9 |
Lệch so với múi giờ Hà Nội | 11 | 4 | 0 | 1 | 2 |
Câu 5. Căn cứ vào hình 6.1 và các kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau, biết rằng giờ quốc tế (GMT) là 12 giờ ngày 01/10/2020
Địa điểm | Giờ | Ngày |
Luân Đôn | 12 | 01/10/2020 |
Hà Nội | ||
Bắc Kinh | ||
Niu-Ióoc |
Trả lời:
Địa điểm | Giờ | Ngày |
Luân Đôn | 12 | 01/10/2020 |
Hà Nội | 19 | 01/10/2020 |
Bắc Kinh | 20 | 01/10/2020 |
Niu-Ióoc | 8 | 01/10/2020 |
Câu 6. Hãy tính giờ của một số địa phương sau, biết rằng Việt Nam thuộc múi giờ thứ 7.
- Khi Hà Nội đang là 12 giờ trưa ngày 11 tháng 7 năm 2020 thì lúc đó Luân Đôn (Anh, múi giờ 0) sẽ là ......... giờ ngày ......... tháng 7 năm 2020.
- Khi Hà Nội đang là 24 giờ trưa ngày 11 tháng 7 năm 2020 thì lúc đó Tô-ky-ô (Nhật Bản, múi giờ 8) sẽ là .........giờ ngày .......... tháng 7 năm 2020; ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ, múi giờ - 5) sẽ là .........giờ ngày .......... tháng 7 năm 2020.
Trả lời:
- Khi Hà Nội đang là 12 giờ trưa ngày 11 tháng 7 năm 2020 thì lúc đó Luân Đôn (Anh, múi giờ 0) sẽ là 5 giờ ngày 11 tháng 7 năm 2020.
- Khi Hà Nội đang là 24 giờ trưa ngày 11 tháng 7 năm 2020 thì lúc đó Tô-ky-ô (Nhật Bản, múi giờ 8) sẽ là 1 giờ ngày 12 tháng 7 năm 2020; ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ, múi giờ - 5) sẽ là 12 giờ ngày 11 tháng 7 năm 2020.
Câu 7. Dựa vào hình 6.2, hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (…) để thể hiện sự lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến.
- Từ 1 đến 2: lệch về phía: ……………………………………………………….
- Từ 3 đến 4: lệch về phía: ……………………………………………………….
- Từ 5 đến 6: lệch về phía: ……………………………………………………….
- Từ 7 đến 8: lệch về phía: ……………………………………………………….
Trả lời:
- Từ 1 đến 2: lệch về phía: bên phải
- Từ 3 đến 4: lệch về phía: bên phải
- Từ 5 đến 6: lệch về phía: bên trái
- Từ 7 đến 8: lệch về phía: bên trái
Câu 8. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong câu sau đây để thể hiện sự lệch hướng của các vật chuyển động.
Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên.......... ở bán cầu ............, lệch về phía bên .......... ở bán cầu .......... so với hướng ban đầu.
Trả lời:
Các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến sẽ bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, lệch về phía bên trái ở bán cầu Nam so với hướng ban đầu.
Câu 9. Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1. Ý nào sau đây không đúng với chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Chuyển động từ tây sang đông.
B. Tự quay quanh một trục tưởng tượng.
C. Trục quay có chiều thẳng đứng.
D. Thời gian quay một vòng là 24 giờ.
2. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của các vật theo chiều kinh tuyến?
A. Lệch về bên phải ở bán cầu Bắc.
B. Lệch về bên trái ở bán cầu Nam.
C. Giữ nguyên hướng chuyển động.
D. Bị lệch so với hướng ban đầu.
3. Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau?
A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nửa Trái Đất.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngày.
C. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.
D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.
4. Bể mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, vậy mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?
A. 10. B. 15.
C. 20. D. 25.
5, Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?
A. 5 giờ. B. 7 giờ.
C. 12 giờ. D. 19 giờ.
6. Khi Hà Nội là 12 giờ thì khu vực giờ gốc (GMT) là mấy giờ?
A. 5 giờ. B. 7 giờ.
C. 12 giờ. D. 19 giờ.
7. Lực làm lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến có tên gọi là gì?
A. Niu-tơn. B. Ác-si-mét.
C. Cô-ri-ô-lít. D. Trọng lực.
Trả lời:
1. C 2. C 3. D 4. B
5. B 6. A 7. C
Xem thêm bài viết khác
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 23: Con người và thiên nhiên
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 2: Thời gian trong lịch sử
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 21: Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái Đất
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 18: Biển và đại dương
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 4: Lược đồ trí nhớ
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 22: Dân số và phân bố dân cư
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí