[CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1. Hiện vật nào tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật chế tác đổ đồng của con người thời kì Văn Lang, Âu Lạc?
A. Đồ gốm. C. Công cụ đá.
B. Rìu đá Bắc Sơn. D. Trống đồng.
Trả lời:
- Chọn đáp án D
Câu 2. Hoàn thành sơ đồ tư duy theo mẫu bên dưới về đời sống vật chất và tỉnh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Trả lời:
Câu 3. Kể tên những phong tục của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn được lưu giữ đến ngày nay.
Trả lời:
Những phong tục của cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn được lưu giữ đến ngày nay như:
- Phong tục thờ cúng tổ tiên.
- Phong tục xây mộ cho người chết.
Câu 4.
Để “đọc” được những hình chạm khắc trên trống đồng thời kì văn hoá Đông Sơn thật sự không đơn giản. Ví dụ, chúng ta biết đó là những con chim đang bay thành vòng tròn trên mặt trống nhưng không rõ đó có phải là chim Lạc như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hay không? Nhiều hình khắc có thể được nhận biết và mô tả nhưng không dễ giải mã ý nghĩa của chúng. Dù vậy, trải nghiệm quá khứ bằng cách quan sát và phân tích những hình chạm khắc của người xưa vẫn là một phương pháp thực sự thú vị và hiệu quả khi các em học lịch sử.
Nhìn vào một số hình chạm khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (xem trang 48), hãy chọn một hình mà em thích, sau đó mô tả nó theo những gợi ý sau:
1. Tìm hiểu xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ (tham khảo thêm mục Em có biết trang 78 SGK).
2. Hình ảnh đó diễn tả cảnh gì hay vật gì?
3. Những thông tin gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó?
Trả lời:
1. Xuất xứ của trống đồng Ngọc Lũ: được phát hiện năm 1983 ở Như Trác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
2. Lựa chọn hình ảnh “Chim hạc” trên trống đồng Ngọc Lũ.
* Hình ảnh đó diễn tả: Chim hạc trên trống đồng được miêu tả là loài chim có tầm vóc lớn, sải cánh rộng, mỏ dài, chân cao, mào lớn đang trong tư thế cất cánh bay xa. Chim hạc tượng trưng cho khát vọng mạnh mẽ, muốn chinh phục bầu trời; là ước mơ vượt qua mọi giông tố khó khăn. Với những đường nét tinh tế, biểu tượng chim hạc giúp con người lạc quan, tin tưởng vào những giá trị cốt lõi luôn bền chặt và tồn tại. Bên cạnh đó, chim hạc trên trống đồng còn thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.
3. Những thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được thể hiện qua những hình ảnh đó như:
- Tín ngưỡng của người dân, sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.
- Ngày lễ, ngày tết có bánh chưng, bánh giày.
- Thức ăn là cơm nếp, cơm tẻ,…
- Cách ăn mặc nam đóng khổ, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Nhà ở bằng nhà sàn, nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.
- Phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: La Mã cổ đại
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy đến xã hội có giai cấp
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 23: Con người và thiên nhiên
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả
- [CTST] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 8: Ấn Độ cổ đại
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 18: Biển và đại dương