[Chân trời sáng tạo] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

5 lượt xem

Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài 11: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1. Đường đồng mức là đường

A. nối liền các điểm có độ cao bằng nhau trên lược đồ địa hình.

B. nối liền các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.

C. nối các điểm có độ cao khác nhau trên lược đồ địa hình.

D. tròn nối liền các điểm có độ cao như nhau trên lược đồ địa hình.

2. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào

A. các đường đồng mức và thang màu sắc.

B. đường đồng mức.

C. thang màu sắc.

D. đường đồng mức và kí hiệu.

Trả lời:

1. A

2. A

Câu 2. Mỗi đường đồng mức cách nhau 80 m, hãy cho biết:

- Địa hình ở hình a hay hình b cao hơn?

- Hình a hay hình b có độ dốc lớn hơn?

Trả lời:

- Địa hình ở hình a cao hơn

- Hình a có độ dốc lớn hơn

Câu 3. Dựa vào hình 11.3 trong SGK, hãy hoàn thành các câu sau:

Tương ứng với các điểm A, B và C trên lát cắt là địa hình: ..................................., .................................., ..................................

- Địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt thấp dần hay cao dần?

- Độ cao địa hình cao nhất là: .............................. m.

- Độ cao địa hình thấp nhất là: ............................ m.

Trả lời:

Tương ứng với các điểm A, B và C trên lát cắt là địa hình: đồng bằng, cao nguyên, núi

- Địa hình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt cao dần

- Độ cao địa hình cao nhất là: 1 500 m.

- Độ cao địa hình thấp nhất là: 0 m.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội