Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
Câu 2: (Trang 127 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
Bài làm:
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:
- Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi
Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.
- Hương âm vô cải / mấn mao tồi.
Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.
Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.
Xem thêm bài viết khác
- Trong truyện có những hình ảnh, chi tiết nào nói về người mẹ của En- ri- cô? Qua đó, em hiểu mẹ của En- ri- cô là người như thế nào?
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi
- Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi
- Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?
- Cụm từ “nửa như có, nửa như không” (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.
- Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
- Soạn văn bài: Chơi chữ
- Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ
- Đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép chủ đề thiên nhiên