Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
289 lượt xem
Câu 3: trang 204 sgk Ngữ Văn 11 tập một
Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
Bài làm:
Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
- Hai đứa trẻ - Thạch Lam
- Thuộc dòng văn học lãng mạn, truyện không có cốt truyện mà chỉ là được bắt đầu bằng những cảm xúc mơ hồ, mong manh của nhân vật. Chính vì thế, truyện cứ nhẹ nhàng, không có diễn biến, không có cao trào nhưng lại lôi cuốn người đọc.
- Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật Liên - một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế. Việc đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật ấy khiến cho tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật.
- Xây dựng thành công sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối: số phận, sự quẩn quanh bế tắc của những kiếp người nơi phố huyện và khao khát có được một cuộc sống hạnh phúc hơn trong tương lai.
- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ, tinh tế, mang đậm phong cách của Thạch Lam
- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Tình huống truyện độc đáo, đặt các nhân vật vào một cuộc gặp gỡ ở nơi đặc biệt - ngục tù. Tình huống éo le ấy khiến cho thời gian của câu chuyện như được kéo căng đến cực hạn, làm cho người đọc cũng cảm nhận được sự căng thẳng, nghẹt thở với mong muốn của viên quản ngục là xin kì được chữ của Huấn Cao trước khi ông bị xử tử.
- Xây dựng cảnh tượng hiếm trước nay chưa từng có: cảnh cho chữ (vị thế của các nhân vật hoàn toàn bị đảo lộn)
- Ngôn ngữ truyện giàu sức tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại
- Chí Phèo - Nam Cao
- Cốt truyện hấp dẫn, độc đáo, có mở đầu - diễn biến - cao trào và giải quyết nút thắt rất logic, hợp lí.
- Xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo - nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, trở thành biểu tượng cho số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa và không có lối thoát.
- Điểm nhìn và giọng điệu trần thuật biến đổi đa dạng, linh hoạt: lúc là lời của người dẫn truyện, lúc là lời độc thoại của nhân vật, khi là giọng thờ ơ, khách quan, lúc là giọng bình luận...
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí bậc thầy với ngòi bút lách sâu vào tâm lí nhân vật để phát hiện ra những thay đổi nhỏ nhất trong cảm xúc, suy nghĩ của Chí Phèo.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ
- Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
- Anh/chị hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học. Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa?
- Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần?
- Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh bụt. Anh/chị hiểu câu này như thế nào?
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Nội dung chính bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?
- Bốn câu thơ đầu bài Tự Tình cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
- Soạn văn bài: Ngữ cảnh