Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?
34 lượt xem
Hướng dẫn giải câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 120 – sgk lịch sử 10
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước?
Bài làm:
Phong trào Tây sơn đã có những công lao to lớn trong việc thống nhất đất nước ở nước ta. Đó là:
- Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm.
- Từ năm 1773 đến năm 1777, quân Tây Sơn đánh chiếm Phủ Quy Nhơn, đánh chiếm Phú Xuân và Gia Định. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
- Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
- Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ cho quân đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
- Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã tạo những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước.
- Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh hoàn toàn giải phóng đất nước.
=> Công lao của quân Tây Sơn vừa thống nhất đất nước vừa gắn với giành độc lập dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Điểm khác biệt của chính quyền Đàng Trong với nhà nước Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài là gì?
- Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
- Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
- Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?
- Vẽ sơ đồ nhà nước thời Nguyễn?
- Hãy nêu những việc làm sai trái của phái lập hiến sau khi cầm quyền?
- Trình bày hoạt động bước đầu của Lê – Nin trong phong trào công nhân Nga?
- Thị quốc là gì?
- Em hãy nhận xét địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?
- Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
- Lập niên biểu diễn biến cách mạng qua các giai đoạn. Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?
- Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?