Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 4 Đề thi giữa học kì II môn Sử lớp 8 có đáp án

180 lượt xem

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Số 4

Chúng tôi xin giới thiệu Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 4 đây là tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, gồm có phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?

  1. Vơ vét tiền của nhân dân
  2. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
  3. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
  4. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

Câu 2: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?

  1. Hoàng Diệu
  2. Nguyễn Tri Phương
  3. Tôn Thất Thuyết
  4. Phan Thanh Giản

Câu 3: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?

  1. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
  2. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
  3. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
  4. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.

Câu 4: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

  1. Có sự lãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
  2. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
  3. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
  4. Được trang bị vũ khí hiện đại

Câu 5: Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?

  1. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước.
  2. Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp.
  3. Nguyễn Quang Bích, Hà Văn Mao.
  4. Nguyễn Văn Giáp, Cầm Bá Thước.

Câu 6: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kỳ có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?

  1. Người Dao, người Hoa.
  2. Người Thượng, người Khơ-me.
  3. Người Thái, người Mường.
  4. Người Thượng, người Thái.

Câu 7: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì?

  1. Đã gây được tiếng vang lớn
  2. Đạt được những thắng lợi nhất định.
  3. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
  4. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.

(Thực tại xã hội lúc bấy giờ là một xã hội mục nát, chế độ phong kiến khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu và yêu cầu cải cách đã đặt ra là phải cải cách, duy tân.)

Câu 8: Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì?

  1. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
  2. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
  3. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết.
  4. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam.

Câu 9: Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?

  1. Cửa biển Hải Phòng
  2. Cửa biển Trà Lý (Nam Định)
  3. Cửa biển Thuận An (Huế)
  4. Cửa biển Đà Nẵng

Câu 10: Cuộc nổi dậy của Cai tổng Vàng - Nguyễn Thịnh diễn ra ở đâu?

  1. Tuyên Quang
  2. Thái Nguyên
  3. Bắc Ninh
  4. Bắc Giang

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Em có nhận xét gì về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Câu 2: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX. Tại sao những cuộc cải cách này thất bại?

Đáp án trắc nghiệm

1-B

2-A

3-B

4-B

5-B

6-A

7-C

8-B

9-B

10-B

Đáp án tự luận

Câu 1: Nhận xét về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) (2 điểm)

- Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân, sĩ phu yêu nước phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu. (1 điểm)

- Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế, xã hội, một biểu hiện về tính tự phát của mặt tư tưởng của nông dân. (1 điểm)

Câu 2: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách (2 điểm)

- Tích cực: đáp ứng phần nào yêu cầu của đất nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mạng tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc. Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.

* Giải thích (1 điểm)

Các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng đất nước, tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội