Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 1 Đề thi giữa HK2 môn Sử lớp 8 có đáp án

Nội dung
  • 2 Đánh giá

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Số 1

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 1. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

  1. Viên Chưởng Cơ
  2. Phạm Văn Nghị
  3. Nguyễn Mậu Kiến
  4. Nguyễn Tri Phương.

Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

  1. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
  2. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
  3. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
  4. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

  1. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
  2. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
  3. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
  4. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 4: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

  1. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
  2. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
  3. Giảng hòa với phái chủ chiến.
  4. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu 5: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

  1. Giúp vua cứu nước
  2. Bảo vệ cuộc sống
  3. Giành lại độc lập.
  4. Cứu nước, cứu nhà.

Câu 6: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?

  1. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn
  2. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
  3. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
  4. Địa hình rừng núi nên việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.

(Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp mới bắt đầu mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, và khu vực miền núi. Cuộc sống của người dân bị đe dọa, bóc lột, cùng với những chính sách thuế khóa nặng nề đã làm nông dân Yên Thế bùng nổ chiến tranh.)

Câu 7: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

  1. Cải cách kinh tế, xã hội
  2. Cải cách duy tân
  3. Chính sách ngoại giao mở cửa
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

  1. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.
  2. Cải cách duy tân đất nước.
  3. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.
  4. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu 9: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

  1. Cho quân tiếp viện.
  2. Cầu cứu nhà Thanh.
  3. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
  4. Thương thuyết với Pháp.

Câu 10: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

  1. Sự suy yếu của triều đình Huế.
  2. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
  3. Pháp được tăng viện binh.
  4. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Phần II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1: Vì sao triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? (2 điểm)

Câu 2: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX? (3 điểm)

Đáp án trắc nghiệm

1-A

2-A

3-B

4-B

5-B

6-A

7-D

8-A

9-C

10-D

Đáp án tự luận

Câu 1: Hướng dẫn trả lời

Hiệp ước 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức hệ bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo. (1 điểm)

So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kỳ, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. (1 điểm)

Câu 2: Hướng dẫn trả lời

- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. (1 điểm)

- Lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số). (0,5 điểm)

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần cương” chỉ là phụ. (0,5 điểm)

- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọc cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)

- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và phí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. (0,5 điểm)

Liên kết tải về

Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan