Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 3 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sử lớp 8 có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Số 3
Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Số 3. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?
- Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
- Hiệp ước Hác - măng (1883)
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 2: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm gì?
- Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
- Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
- Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
- Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 3: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
- Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
- Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
- Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
- Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?
- Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
- Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
- Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 5: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
- Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
- Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
- Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
- Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
(Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)
Câu 6: Đề Thám trở thành chỉ huy tối cao của phong trào nông dân Yên Thế từ khi nào?
- 1884
- 4/1892
- 1893
- 1897
Câu 7: Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
- Mường, Thái
- Khơ-me, Mông
- Thượng, Khơ-me, X-tiêng.
- Thượng, X-tiêng, Thái.
Câu 8: Nội dung nào không phải là nguyên nhân nào dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập
- So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp
- Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến
- Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước
Câu 9: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
- Cuối thế kỉ XVIII
- Đầu thế kỉ XIX
- Giữa thế kỉ XIX
- Cuối thế kỉ XIX
Câu 10: Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
- Đổi mới công việc nội trị.
- Đổi mới nền kinh tế văn hóa.
- Đổi mới tất cả các mặt.
- Đổi mới chính sách đối ngoại.
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách? (2 điểm)
Câu 2: Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-A | 3-D | 4-A | 5-D |
6-B | 7-C | 8-D | 9-D | 10-A |
Đáp án tự luận
Câu 1: Hướng dẫn trả lời
- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của bộ phận quan lại triều đình.
- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.
- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.
- Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời lạc hậu, bảo thủ, cản bước tiến hóa của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết.
Câu 2: Những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX (3 điểm)
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công từ bên ngoài của kẻ thù, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách: nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của Nhà nước phong kiến.
- Những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
- Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đổi mới đất nước về mọi mặt, như: mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.